'Đòn giáng kép' vào dòng sông Mekong hùng vĩ

Lê Anh - 14/02/2024 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson (Washington, DC., Mỹ), cho rằng chính phủ các nước mà sông Mekong chảy qua cần có các chính sách phù hợp hơn trong việc xây dựng và vận hành các đập thuỷ điện trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.

VNF
Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson

Ông Brian là người đã dành hơn 15 năm để khảo sát từ thượng nguồn đến hạ lưu của sông Mekong. Nhà nghiên cứu này xem Mekong không chỉ là một con sông mang các giá trị về mặt kinh tế đơn thuần mà là một thực thể sinh động với nhiều giá trị cần được bảo tồn.

Trong cuốn sách có tiêu đề “Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ” (Last Days of the Mighty Mekong) được xuất bản năm 2019, ông Brian viết: “Sự hào phóng của dòng sông là điều làm nó vĩ đại, và địa lý cùng sản vật tự nhiên của nó mang lại những trải nghiệm sống không nơi nào trên thế giới có được”. Tuy nhiên, trước những yếu tổ khách quan và chủ quan tác động tới sông Mekong trong những năm qua, nhà nghiên cứu này đã đưa ra cảnh báo rằng “các kho báu độc đáo của sông Mekong đang gặp nguy hiểm”.

Đòn giáng kép

Hệ thống sông Mekong là ngư trường nước ngọt lớn nhất thế giới và gần 50 triệu người dân Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam dựa vào đó để kiếm sống. Theo ông Brian, những điều làm cho sông Mekong trở nên độc đáo, từ nguồn thủy sản nước ngọt khổng lồ đến sản lượng nông nghiệp dồi dào và sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc, đều phụ thuộc vào nhịp lũ hàng năm. Khi nhịp lũ ở mức cao thì ngư nghiệp có năng suất cao và sản lượng nông nghiệp cao.

Tuy nhiên, ông Brian cho hay hai yếu tố là biến đổi khí hậu và việc vận hành các con đập đã tác động đến nhịp lũ và giáng một đòn kép vào nguồn tài nguyên của sông Mekong. Báo cáo của Ủy hội Sông Mekong (MRC) cho thấy những tác động của biến đổi khí hậu đến sông Mekong ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong thời gian gần đây.

Lượng mưa trên lưu vực sông Mekong vào mùa mưa trong những năm gần đây ít hơn nhiều so với những năm trước, trong đó mùa mưa 2019-2021 được MRC đánh giá là khô hạn bất thường. Vào tháng 9/2021, dòng chảy của sông tại Stung Treng, Campuchia thấp hơn 26% so với mức bình thường do thiếu mưa. Thậm chí, con số đó đã giảm xuống mức 39% khi tình hình trở nên trầm trọng hơn do hoạt động của 55 đập ở thượng nguồn.

Mặc dù lượng cá trung bình từ dữ liệu đánh bắt tăng hoặc ổn định ở hầu hết các khu vực, nhưng lại giảm đáng kể ở khu vực thác Khone (khu vực biên giới giữa Lào và Campuchia) và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 12/2020, Cơ quan Giám sát Đập thủy điện Mekong đã liên tục công bố bằng chứng cho thấy các đập trữ nước lớn nhất ở lưu vực sông Mekong sẽ nạp nước vào các hồ chứa trong mùa mưa và xả nước từ các hồ chứa trong mùa khô để sản xuất thủy điện. Đây là phương pháp vận hành nhằm hạn chế nước tại các điểm có nhu cầu điện thấp để phát điện và xả nước khi nhu cầu cao. Điều này làm giảm lợi ích do nhịp lũ mang lại, khiến mực nước sông dao động thất thường, gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống dưới nước và hệ sinh thái ven sông.

Ông Brian cho rằng theo thời gian, nhịp lũ giảm dần sẽ làm giảm đáng kể số lượng cá ở sông Mekong và giảm sản lượng nông nghiệp trên khắp lưu vực sông Mekong. Nhà nghiên cứu này nhấn mạnh rằng để bảo vệ nghề cá, hệ thống sông Mekong (chi lưu và phụ lưu) cần được kết nối. Tuy nhiên, các con đập chặn và cắt đứt các con sông nối liền với sông Mekong và làm giảm nghiêm trọng quần thể cá.

Các đập ở thượng nguồn làm giảm đỉnh lũ và làm thay đổi thời gian của nhịp lũ, điều này có ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sinh kế của người dân khu vực này. Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực nhất ở khu vực tiểu vùng sông Mekong do tác động của các con đập. Tại vùng đồng bằng, mực nước sông hạ thấp do tác động của các con đập và biến đổi khí hậu cùng với mực nước biển dâng cao đang đẩy độ mặn vào sâu hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế và sản xuất nông nghiệp ở khu vực này.

Với chiều dài khoảng 4.880km, Mekong là một trong những con sông lớn của thế giới và là thủy lộ dài nhất Đông Nam Á. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam. Dòng sông có vai trò quan trọng với sự kiến tạo các nước Đông Nam Á. Hạ lưu sông Mekong tạo ra cơ hội thương mại, giao thông, an ninh lương thực, thu nhập và đồng thời là nguồn thủy sản nội địa lớn nhất thế giới, hằng năm đem lại hơn 4 triệu tấn cá và các loài thủy sản khác. Đối với Việt Nam, sông Mekong có một vai trò đặc biệt, nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Đâu là giải pháp?

Ông Brian khuyến cáo rằng chính phủ các nước mà sông Mekong chảy qua (gồm Trung Quốc, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) cần hiểu rõ hơn việc xây dựng đập và các cơ sở hạ tầng khác ở thượng nguồn tác động như thế nào đến nguồn tài nguyên sẵn có và sinh kế của người dân ở khu vực hạ lưu.

Theo đó, không có nhiều giải pháp để hạn chế những tác động của khí hậu, nhưng có thể làm được nhiều việc để giảm thiểu tác động của việc vận hành các con đập. Vì vậy, chính phủ các nước cần có các chính sách phù hợp hơn trong việc xây dựng và vận hành các đập thuỷ điện trước tình trạng biến đổi khí hậu. Để duy trì lợi ích của dòng sông, cần ít đập hơn (không xây thêm mới) và cách thức vận hành các con đập hiện tại cần thay đổi để bảo vệ nhịp lũ. Các con đập có tác động lớn nhất đến nhịp lũ là ở Trung Quốc, vì vậy việc thay đổi cách Trung Quốc vận hành các con đập là nhu cầu cấp thiết.

Nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam và Campuchia cần hợp tác để thuyết phục các nước xây ít đập hơn và cùng thống nhất với các nước khác để thúc đẩy tính minh bạch trong hoạt động vận hành đập. Nếu tác động của các con đập được hiểu rõ thì các nước có thể cùng nhau xây dựng một kế hoạch giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng. Theo ông Brian, việc chia sẻ dữ liệu chính thức sẽ là “hành động thay đổi cuộc chơi” mà khu vực cần để thúc đẩy một tương lai chung và bền vững hơn.

Về phía Việt Nam, ông Brian nhấn mạnh việc cần thiết trong quản lý hoạt động khai thác cát trong phạm vi biên giới để giữ cho Đồng bằng sông Cửu Long không bị chìm xuống biển và cải thiện sản lượng nông nghiệp.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

(VNF) - Công ty TNHH BNB Hà Nội xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định tại công trình xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 257 lô (đợt 1), tại dự án Khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát.

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

(VNF) - Theo báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý I đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

(VNF) - Đối với những mẫu sổ đỏ, sổ hồng đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý thì không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.