Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Được biết, chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2019).
Mục tiêu dự án là cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cấp nước thô cho khu công nghiệp và sinh hoạt của người dân; phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 693,31ha, trong đó diện tích có rừng là 680,41 ha (bao gồm: chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng là 162,55ha; rừng phòng hộ là 0,91ha; rừng sản xuất là 471,09ha; rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 45,85ha) và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12,9ha. Tổng mức đầu tư của dự án là 585,647 tỷ đồng.
Nguồn vốn giai đoạn 2016 - 2020 là 186,502 tỷ đồng, bao gồm: nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 là 50 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 là 136,502 tỷ đồng.
Giai đoạn sau năm 2020 là 399,145 tỷ đồng, được cân đối từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025. Thời gian thực hiện dự án từ 2019 – 2024.
Trước khi được thông qua vào năm 2019, tại các phiên thảo luận của Quốc hội, các đại biểu đều bày tỏ ủng hộ chủ trương xây dựng hồ chứa nước Ka Pet và cho rằng công trình này sẽ giúp cải thiện và có tác động tốt tới môi trường và cải thiện đời sống dân sinh của địa phương.
Theo đánh giá, Bình Thuận là tỉnh rất khó khăn về nước. Khi mùa khô kéo dài, hạn hán thường xuyên, các hộ dân địa phương thoát nghèo đến mùa hạn hán lại nghèo trở lại. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm chưa khắc phục được, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, việc tạo một hồ sinh thủy cho địa phương như hồ Pa Ket là vô cùng cần thiết.
Thời điểm ấy, khi giải trình ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 vùng khô hạn bậc nhất của cả nước. Do vậy, việc đầu tư hồ chứa nước Ka Pet là cần thiết và quan trọng để vừa bảo đảm mục tiêu cắt lũ khi mùa lũ về, vừa trữ được nước để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Cũng nhiều đại biểu băn khoăn việc dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 162,55ha rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn Núi Ông. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay hiện trạng chủ yếu là rừng phục hồi, không có diện tích rừng giàu, không có loài động vật hoang dã và quý hiếm. Gỗ ở đây chủ yếu thuộc nhóm năm đến nhóm tám, với đường kính chủ yếu là nhỏ, chiếm tới 63,5%, cũng không có các loại thực vật phải quản lý chặt chẽ và hạn chế theo Công ước quốc tế, cũng như theo các Nghị định của Chính phủ.
"Diện tích này đã được tính toán và khi tích nước sẽ tạo một môi trường tốt cho phía hạ du và không có các công trình khác cần phải bảo tồn, không ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói.
Trở lại với dự án hồ chứa nước Ka Pét, sau khi được Quốc hội thông qua vào năm 2019, dự án gặp nhiều lý do phần lớn là do khiến tiến độ bị ảnh hưởng. Trong đó, nguyên nhân chính được xác định là do thời điểm triển khai dự án là thời điểm cả nước cũng như tỉnh Ninh Thuận đang tập trung cao độ để phòng, chống dịch.
Đến tháng 6/2023, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Quốc hội quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét. Theo đó, dự án tăng tổng mức đầu lên thành 874,089 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương là 519,927 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 354,162 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án cũng được điều chỉnh đến hết năm 2025.
Trong lần điều chỉnh này, diện tích sử dụng đất của dự án lên gần 698ha (tăng gần 4,5ha so với phê duyệt ban đầu). Trong đó, đất có rừng khoảng 620ha (giảm 60,83ha) gồm đất rừng đặc dụng là 137,95ha (giảm 24,6ha), đất rừng phòng hộ là 0,51ha (giảm 0,4ha), đất rừng sản xuất là 440,4ha (giảm 30,69ha), đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha (giảm 5,13ha). Đồng thời đất không có rừng tăng 60,14ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha (tăng 5,13ha).
Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác điều tra, kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng vào tháng 12/2020, cập nhật kết quả kiểm tra hiện trạng rừng vào tháng 4/2022.
Về công tác lập hồ sơ xin cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt ngày 28/6/2023. Hiện, cơ quan chức năng đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định đề nghị đăng thông tin tham vấn đánh giá tác động môi trường vào đầu tháng 8/2023, dự kiến phê duyệt trong tháng 9/2023.
Công tác khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cũng đã thực hiện xong. UBND tỉnh Bình Thuận đã có tờ trình vào tháng 7/2023 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.