Đồng loạt chia cổ tức bằng cổ phiếu: Ngân hàng đua tăng vốn cuối năm

Minh Dũng - 29/11/2023 23:21 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều ngân hàng đang cấp tập chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông. Động thái này nhằm mục đích tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các quy định an toàn vốn và mở rộng quy mô hoạt động.

VNF

Ngân hàng cấp tập chia cổ tức bằng cổ phiếu

Chỉ còn hơn một tháng nữa là hết năm 2023. Các ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện các thủ tục cuối cùng để tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông theo kế hoạch đã đề ra, qua đó có thêm nguồn lực gia tăng vốn điều lệ.

Đơn cử, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự kiến phát hành hơn 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. BIDV cũng vừa chốt ngày hưởng quyền nhận cổ tức vào 29/11. Theo đó, cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu BID sẽ nhận được 12,69 cổ phiếu, làm tròn xuống 12 cổ phiếu. Sau đợt chia cổ tức, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 50.585 tỷ đồng lên hơn 57.004 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) dự định phát hành hơn 564 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.700 tỷ đồng.

Kế hoạch tăng vốn thông qua đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu này của VietinBank đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tháng 10 vừa qua, từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế và sau trích các quỹ năm 2020. Tỷ lệ chia cổ tức là 11,7415%, tức cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 117 cổ phiếu mới.

Trước đó, một "ông lớn" quốc doanh khác là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 55.890 tỷ đồng, sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 18,1% từ nguồn lợi nhuận sau thuế và trừ các quỹ 2019, 2020.

Nhà băng 100% vốn nhà nước còn lại là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) hồi giữa năm nay cũng được Quốc hội thông qua chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho giai đoạn 2021-2030 tối đa 17.100 tỷ đồng, tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2023 của ngân hàng. Kế hoạch tăng vốn điều lệ cho Agribank được chia thành hai đợt, gồm khoảng 6.750 tỷ đồng bổ sung trong năm 2023 và 10.350 tỷ đồng trong năm 2024.

Theo NHNN, 4 ngân hàng quốc doanh hiện nắm khoảng 44% thị phần tín dụng. Vì vậy, việc tăng vốn điều lệ cho nhóm này là cần thiết để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn và có dư địa cho vay.

Đây là lần thứ hai nhóm ngân hàng quốc doanh được tăng vốn điều lệ trong khoảng 7-8 năm qua. Lần gần nhất nhóm này tăng vốn là năm 2021. Các năm còn lại hầu hết chia cổ tức bằng tiền mặt.

Không riêng các ngân hàng lớn có vốn Nhà nước, nhiều ngân hàng tư nhân cũng đã chốt quyền nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng. Có thể kể đến Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) với tỷ lệ chia cổ tức 50% bằng cổ phiếu; Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tỷ lệ 18% bằng cổ phiếu; Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu; ..

Đáng chú ý, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Với hơn 7,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, VPBank chi ra hơn 7.900 tỷ đồng để trả cổ tức. Đây là lần đầu tiên VPBank chia cổ tức bằng tiền mặt trong 10 năm qua. Đây cũng là một trong số ít các ngân hàng thực hiện chia một phần cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay.

Thống kê từ NHNN cho thấy, tổng số vốn điều lệ dự kiến tăng thêm trong năm 2023 của 28 ngân hàng công bố thông tin lên tới hơn 163.000 tỷ đồng, cao hơn mức 154.000 tỷ đồng của năm 2022 và gấp 1,6 lần kế hoạch tăng thêm 100.000 tỷ đồng của năm 2021. Ước tính, có hơn 4 tỷ cổ phiếu ngân hàng được phát hành trong năm nay để trả cổ tức cho nhà đầu tư.

Chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn, nâng cao tiềm lực

Tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các nhà băng trong nhiều năm lại đây, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắc khe hơn của ngành ngân hàng về an toàn hoạt động, tăng cường hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, đồng thời có thêm nguồn lực tài chính quan trọng để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Cách thức tăng vốn chủ yếu là chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ từ 10-50% và phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ.

Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu dường như được các nhà băng ưu tiên lựa chọn nhằm có thêm nguồn lực gia tăng vốn điều lệ. Bởi dù "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện, song nhìn chung vẫn đang mỏng vốn, CAR thấp hơn nhiều so với khu vực.

CAR bình quân của Indonesia là 22,6%; Philippines là 17,2%; Singapore là 17,1%; Thái Lan là 19,6%; Malaysia là 18,5%). Trong khi đó, theo số liệu của NHNN, tính đến cuối năm 2022, CAR của nhóm các ngân hàng gốc nhà nước mới ở mức 9,04%. Còn nhóm ngân hàng tư nhân có CAR cao hơn khá nhiều, đạt 12,29%. Riêng nhóm ngân hàng nước ngoài, hệ số CAR đạt 18,61%, tương đồng mức bình quân trong khu vực.

Có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ CAR giữa nhóm ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân là do khác với khối tư nhân, việc tăng vốn điều lệ nằm ngoài khả năng tự chủ của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tốc độ tăng vốn điều lệ chậm hơn tăng trưởng tài sản trong nhiều năm khiến tỷ lệ an toàn vốn của những nhà băng này thấp hơn so với mặt bằng chung và cận kề ngưỡng tối thiểu.

Bên cạnh đó, các nước trong khu vực đã áp dụng Basel III hoặc một phần của Basel III, trong khi các ngân hàng của Việt Nam mới đang trong giai đoạn triển khai Basel II. Vì thế, thời gian qua, các ngân hàng lớn hay nhỏ đều đang đẩy mạnh hoạt động tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính tạo bộ đệm dày dặn xử lý những vấn đề, khó khăn đã, đang và sẽ còn xuất hiện theo hướng xấu hơn.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho hay, các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng trên thế giới ngày càng thắt chặt và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Sau Basel III, Basel 3,5 đang hình thành và Basel IV đang được nghiên cứu.

Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings nhận định, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh những năm gần đây của Việt Nam đặt ra thách thức lớn cho các ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn vốn. Fitch Ratings nhận định hệ thống ngân hàng Việt Nam cần bổ sung vốn tới 10,7 tỷ USD (2,9% GDP) để đảm bảo dự phòng rủi ro và duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 10%.

Thời gian tới, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng là hết sức cần thiết giúp các nhà băng phát triển lành mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng khả năng chống chịu trong một nền kinh tế đầy biến động. Vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, thách thức, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Một người lập 116 công ty tại TP.HCM

Một người lập 116 công ty tại TP.HCM

(VNF) - Chỉ trong vòng vài tháng, một cá nhân đã đứng ra thành lập 116 doanh nghiệp tại TP.HCM. Cá nhân này thuộc đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền vừa được Công an TPHCM triệt phá.

NHNN: Xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn tới khách hàng

NHNN: Xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn tới khách hàng

(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khoảng 70% số lượng giao dịch thanh toán của khách hàng cá nhân có giá trị dưới 1 triệu đồng, các giao dịch trên 10 triệu đồng chiếm khoảng 11% tổng số giao dịch. Vì vậy, việc xác thực sinh trắc học không ảnh hưởng quá lớn tới khách hàng.

‘Khuất phục’ trước đòn giáng của phương Tây, các công ty đóng tàu Trung Quốc từ bỏ Nga

‘Khuất phục’ trước đòn giáng của phương Tây, các công ty đóng tàu Trung Quốc từ bỏ Nga

(VNF) - Nga đã nổi lên như một thị trường khổng lồ cho các công ty đóng tàu Trung Quốc nhưng sự phát triển của thị trường này đang bị phá hủy bởi các lệnh trừng phạt.

Bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

Bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa trao Quyết định điều động, bổ nhiệm đồng chí Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.

13.000 căn nhà tái định cư bỏ hoang: Người cần không có, người có không ở

13.000 căn nhà tái định cư bỏ hoang: Người cần không có, người có không ở

(VNF) - Theo Hội Môi giới Bất động sản, hiện tượng nhà tái định cư bỏ hoang không còn hiếm gặp, riêng Hà Nội và TP. HCM có ít nhất 13.000 căn.

Chính sách quản lý thuốc lá mới: Xem xét toàn diện cơ sở khoa học trong nước và quốc tế

Chính sách quản lý thuốc lá mới: Xem xét toàn diện cơ sở khoa học trong nước và quốc tế

(VNF) - Bộ Công Thương và Bộ Y tế hiện vẫn chưa đạt được thống nhất trong quan điểm về thiết kế chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới. Để có 1 chính sách cho sản phẩm mới này, các nhà hoạch định chính sách tại m cần tham khảo các thông tin cập nhật, thực tế, đa chiều, toàn diện về sản phẩm để đưa ra chính sách quản lý phù hợp.

Nhìn lại cơn sốt chung cư Hà Nội: Sự thực có phải 'ngáo giá'?

Nhìn lại cơn sốt chung cư Hà Nội: Sự thực có phải 'ngáo giá'?

(VNF) - “Chung cư ngáo giá”, “môi giới thổi giá” là những quan điểm xuất hiện ở nhiều cuộc thảo luận về cơn sốt chung cư Hà Nội diễn ra cuối 2023 đến đầu 2024. Nhưng sự thực có đúng như vậy? Và đâu mới là căn nguyên của cơn sốt vừa qua?

Nhiều quy định mới về đất bãi sông, bãi nổi  trong Luật Thủ đô sửa đổi

Nhiều quy định mới về đất bãi sông, bãi nổi trong Luật Thủ đô sửa đổi

(VNF) - Sáng 28/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả, có 462 đại biểu (chiếm 95,06%) biểu quyết tán thành.

VINAHUD chao đảo trong ‘game’ tài chính của ông Trương Quang Minh

VINAHUD chao đảo trong ‘game’ tài chính của ông Trương Quang Minh

(VNF) - Từng kinh doanh không quá tệ, nhưng khi “dính” vào “game” tài chính với R&H Group năm 2023, VINAHUD lập tức “lãnh đòn” khi báo lỗ tới 164 tỷ đồng trong năm này và lỗ thêm 51 tỷ đồng trong quý I/2024.

Nhà thầu nghìn tỷ Tân Thành, 'chuyên sâu' giao thông vận tải Thanh Hoá

Nhà thầu nghìn tỷ Tân Thành, 'chuyên sâu' giao thông vận tải Thanh Hoá

(VNF) - Trong năm 2023, Công ty cổ phần Tân Thành trúng ít nhất 20 gói thầu tại Ban quản lý bảo trì công trình giao thông và điều hành hoạt động vận tải hành khách công cộng, thuộc Sở Giao thông vận tải Thanh Hoá. Điều đáng nói là các gói thầu hầu hết đều có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp cho ngân sách.