'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong nhiều năm liền, các ngân hàng đã liên tục tăng vốn nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe về an toàn hoạt động, tăng cường hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2, đồng thời có thêm nguồn lực để mở rộng kinh doanh. Bản thân các ngân hàng đều muốn tăng vốn điều lệ do mức vốn hiện khá “mỏng” so với quy mô hoạt động.
Việc tăng vốn cũng là yêu cầu đề ra trong đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Việc tăng vốn trở nên cấp thiết để bảo đảm sức khỏe tài chính cho các ngân hàng, nhằm gia cố “bộ đệm vốn” dày hơn, giúp các ngân hàng ít bị tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Trong năm 2023, cả khối ngân hàng có vốn nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đều dồn dập lên kế hoạch tăng vốn. Hiện có 25 ngân hàng đủ điều kiện tăng vốn trong thời gian tới, với tổng vốn mới lên đến hơn 743.000 tỷ đồng. Đây là con số đầy thách thức trong thời điểm kinh tế khó khăn, chứng khoán ảm đạm và giá cổ phiếu ngân hàng đã qua đỉnh.
Đến nay, cả 4 ngân hàng quốc doanh đều có hướng tăng vốn điều lệ. Theo đó, Vietcombank vừa được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại của năm 2019, 2020. BIDV có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ trong năm 2023 theo 2 đợt phát hành cổ phiếu. VietinBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2023 từ 48.058 tỷ đồng lên 66.030 tỷ đồng. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng.
Một loạt ngân hàng cổ phần tư nhân cũng lên kế hoạch tăng vốn trong năm 2023 như: VPBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 67.434 tỷ đồng lên hơn 79.339 tỷ đồng; HDBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 25.303 tỷ đồng lên 29.300 tỷ đồng; NCB sẽ tăng vốn điều lệ từ 5.602 tỷ đồng lên gần 11.802 tỷ đồng…
Mỗi ngân hàng sẽ có kế hoạch tăng vốn riêng nhưng nhìn chung phương án tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức, chào bán cổ phiếu riêng lẻ, phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP)… là khá phổ biến. Trong đó, phần lớn ngân hàng lựa chọn kế hoạch tăng vốn qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu.
Tại đại hội đồng cổ đông năm 2023 vừa qua, lãnh đạo Techcombank đã chia sẻ về phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành gần 5,3 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến tăng lên hơn 35.225 tỷ đồng. Ngân hàng Quân đội (MB) lại có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu trong năm 2023. Ngân hàng này dự kiến dùng 9.068 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Vốn điều lệ dự kiến của MB năm 2023 là 53.683 tỷ đồng.
Nhìn vào thực tế quá trình tăng vốn của các ngân hàng thời gian qua, có thể thấy, không phải tất cả đều đạt được kế hoạch đề ra. Theo thống kê sơ bộ, năm 2022, chỉ có 15 trong 27 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ. Ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ có Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm 28%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân bình quân tăng trưởng khoảng 21% so với mức 25% của 2021.
Với VPBank, năm 2022, dù tăng 50% vốn điều lệ từ việc trả cổ tức bằng cổ phiếu nhưng nhà băng này chưa hoàn thành kế hoạch phát hành riêng lẻ với tỷ lệ 15% cho đối tác chiến lược. Kế hoạch của VPBank là tăng vốn điều lệ lên mức 79.344 tỷ đồng song chỉ cán mốc 67.434 tỷ đồng vào cuối năm 2022. SHB được cơ quan quản lý phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ lên mức hơn 36.000 tỷ đồng hồi tháng 10/2022, nhưng chỉ kịp tăng vốn thêm 15% từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Thời gian qua, các ngân hàng ưa thích phương thức phát hành ra công chúng để tăng vốn. Tuy nhiên, năm vừa qua, việc phát hành thêm cổ phiếu gặp khó khăn do thị trường chứng khoán trầm lắng, giao dịch ảm đạm. Trong 2023, phương án phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến trên thị trường chứng khoán, mà thị trường chứng khoán được dự đoán sẽ không hề thuận lợi cho hoạt động phát hành thêm cổ phiếu
Nhiều ngân hàng thuận lợi hơn khi có ý định tăng vốn từ nguồn lợi nhuận tích lũy thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Năm nay, dù được cơ quan điều hành “bật đèn xanh” để chia cổ tức bằng tiền mặt song hầu hết ngân hàng dự định chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Việc này đã được các ngân hàng lặp lại trong nhiều năm, khiến không ít cổ đông “ngán đến tận cổ”. Nếu như 2 năm trước, nhiều nhà đầu tư vui mừng khi được chi trả bằng cổ phiếu do thị giá cao thì năm nay giá cổ phiếu sụt giảm khiến đa số cổ đông mong có “tiền tươi thóc thật”.
Một kênh huy động vốn lớn từng mang lại thành công cho các ngân hàng trong mấy năm trước là phát hành trái phiếu. Phát hành trái phiếu mang nhiều lợi thế như: kỳ hạn huy động vốn dài, lãi suất phát hành trái phiếu thấp… Thế nhưng, từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại “đóng băng” do vướng các quy định và sự đi xuống của trái phiếu doanh nghiệp.
Hướng mở khả quan là nhiều ngân hàng tiếp tục lên phương án bán vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực. Tuy nhiên, đã qua thời kỳ dễ dãi, các nhà đầu tư ngoại giờ đây rất kén chọn. Điều này thể hiện rất rõ qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng. Trong khi nhiều ngân hàng đã kín hoặc gần kín room ngoại như ACB, TPBank, VIB, VPBank, Sacombank, ABBank, MB, Techcombank thì một số khác vẫn còn trống rất nhiều, thậm chí còn nguyên room ngoại 30%.
Phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho thấy, hầu hết ngân hàng đều tính đến giải pháp tăng vốn điều lệ bằng cách bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, song không phải ngân hàng nào cũng làm được.
Và khi việc gọi cổ đông mới, nhất là cổ đông ngoại không dễ trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, theo TS. Châu Đình Linh - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, hình thức tăng vốn chính vẫn là chia cổ tức bằng cổ phiếu hay giữ lại lợi nhuận. Về dài hạn, muốn tăng vốn như kỳ vọng, các ngân hàng cần nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo dựng thương hiệu ngày càng uy tín trên thị trường để thu hút thêm các nhà đầu tư chiến lược.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.