'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khi đoàn tàu bọc thép chở nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới nhà ga Bình Nhưỡng vào 3 giờ sáng ngày 5/3 sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhiều người dân đã cầm hoa chào đón ông với “niềm xúc động và hào hứng vô bờ bến”.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp với Tổng thống Trump, ông Kim Jong-un đã về nước “trắng tay” khi không đạt được thỏa thuận nới lỏng các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Điều này đã làm dấy lên câu hỏi về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ làm gì tiếp theo. Liệu ông có quay lại chính sách “bên miệng hố chiến tranh” với chương trình hạt nhân và tên lửa để tái khẳng định “đòn bẩy” của mình hay không?
Thông tin do tình báo Hàn Quốc tiết lộ ngày 6/3 cho biết Triều Tiên bị nghi ngờ xây dựng lại cơ sở Tongchang-ri từng bị tháo dỡ một phần trước đây. Tongchang-ri là nơi Triều Tiên thử nghiệm các công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa và động thái này của Bình Nhưỡng làm dấy lên lo ngại rằng ông Kim Jong-un đang quay trở lại con đường phát triển vũ khí gây tranh cãi.
Tuy vậy, các chuyên gia về Triều Tiên nhận định ông Kim Jong-un có thể sẽ bị giới hạn trong lựa chọn của mình. Nhà lãnh đạo Triều Tiên về nước mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về việc nới lỏng trừng phạt, trong khi nền kinh tế của đất nước vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Những vấn đề kinh tế có thể buộc Triều Tiên phải quay lại bàn đàm phán với Mỹ.
Theo Koh Yu-hwan, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Dongguk ở Seoul, bằng việc nối lại các hoạt động tại cơ sở phát triển công nghệ tên lửa, Triều Tiên đang tìm cách “để gia tăng đòn bẩy trước vòng đàm phán tiếp theo” với Mỹ.
“Tôi không nghĩ Triều Tiên sẽ sớm nối lại các vụ thử tên lửa vì điều đó dẫn đến nguy cơ Mỹ - Hàn nối lại các cuộc tập trận quân sự chung, thậm chí Mỹ có thể tính tới phương án quân sự”, ông Koh nhận định.
Trong bình luận mới về Triều Tiên, Tổng thống Trump đã đánh tín hiệu cho thấy phản ứng của ông nếu Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa mới.
“Tôi sẽ rất thất vọng nếu chuyện đó xảy ra”, Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 6/3 khi được hỏi về thông tin liên quan tới các cơ sở tên lửa được cho là vừa tái khởi động của Triều Tiên.
Hiện vẫn rất khó để đánh giá mức độ thiệt hại của Triều Tiên khi phải hứng chịu các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un một mực yêu cầu Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Trump là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên bắt đầu cảm nhận rõ những thiệt hại do lệnh trừng phạt theo cách mà Bình Nhưỡng chưa từng thấy trước đây. Đối với ông Kim Jong-un, lệnh trừng phạt là rào cản lớn nhất cho kế hoạch đầy tham vọng của ông trong việc tái thiết nền kinh tế.
Các quan chức Liên Hợp Quốc và Hội Chữ Thập đỏ ngày 6/3 cho biết sản lượng lương thực của Triều Tiên năm 2018 giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm do các đợt nắng nóng kéo dài cùng các trận bão lũ.
Reuters dẫn lời Margareta Wahlstrom, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển, cho biết năng suất ngô của Triều Tiên đã giảm hơn 30% so với mức trung bình tại một số khu vực, còn giá gạo có thể sẽ tăng lên trong năm nay. Điều này càng làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh lương thực của Triều Tiên. Tapan Mishra, điều phối viên của Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên, cho biết khoảng 3,8 triệu người Triều Tiên đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp với số tiền ước tính khoảng 120 triệu USD.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, ông Kim Jong-un đã tập trung vào việc vực dậy nền kinh tế Triều Tiên. Ông cho phép các hoạt động mở cửa thị trường diễn ra nhiều hơn, khởi động sự bùng nổ về xây dựng tại thủ đô Bình Nhưỡng cũng như tại các khu du lịch tiềm năng ở bờ biển phía đông Triều Tiên và gần ngọn núi Baekdu nổi tiếng.
Song song với các hoạt động kinh tế, ông Kim Jong-un cũng đẩy mạnh chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Năm 2017, ông “tự hào” tuyên bố Triều Tiên đã hoàn thiện việc chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy vậy, Triều Tiên phải trả “giá đắt” cho tham vọng phát triển vũ khí của mình.
Từ sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 vào năm 2016, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tăng cường siết chặt nền kinh tế Triều Tiên, cấm vận tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Nhưỡng như than đá, hàng may mặc và thủy hải sản, đồng thời hạn chế số lượng dầu xuất khẩu vào Triều Tiên.
Theo số liệu của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, sau thời kỳ tăng trưởng ổn định dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un, nền kinh tế Triều Tiên đã sụt giảm 3,5% trong năm 2017 do các lệnh trừng phạt. Các nhà kinh tế Hàn Quốc ước tính nền kinh tế Triều Tiên có thể sụt giảm tới 5% trong năm 2018.
Theo dữ liệu từ hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên sang thị trường Trung Quốc đã giảm 88%, xuống còn 210 triệu USD trong năm 2018. Trung Quốc hiện chiếm hơn 93% trong hoạt động thương mại với nước ngoài của Triều Tiên. Thâm hụt thương mại ngày càng tăng giữa Triều Tiên và Trung Quốc (năm 2018 tăng 30%) đã đe dọa tới nguồn dự trữ ngoại hối của Triều Tiên.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đưa ra một đề xuất được cho là quan trọng đối với Triều Tiên. Ông Kim đề xuất dỡ bỏ các cơ sở tại Yongbyon, nơi Triều Tiên tiến hành các cuộc nghiên cứu hạt nhân chính và sản xuất nhiên liệu hạt nhân kể từ thập niên 1980. Đổi lại, ông Kim muốn Tổng thống Trump dỡ bỏ các lệnh trừng phạt được áp đặt từ năm 2016 khiến nền kinh tế Triều Tiên chao đảo.
Tuy vậy, ông chủ Nhà Trắng muốn Triều Tiên phải làm nhiều hơn thế. Tổng thống Trump muốn một thỏa thuận phi hạt nhân hóa toàn diện, thay vì một thỏa thuận mà trong đó Mỹ phải từ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt mà nước này xem là “quân bài” để đối phó với Bình Nhưỡng trong nhiều năm qua.
“Các lệnh trừng phạt chắc chắn sẽ gây thiệt hại, nhưng chúng sẽ không thể khiến chính quyền (Triều Tiên) sụp đổ hay đầu hàng. Nếu các cuộc đàm phán vẫn bế tắc, Triều Tiên sẽ tiếp tục chương trình hạt nhân và sản xuất thêm nhiều nhiên liệu phân hạch để chế tạo nhiều đầu đạn hạt nhân hơn”, Giáo sư Koh nhận định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.