Đồng Ruble đang trượt giá nhưng chính phủ Nga lại mong muốn điều này?

Linh Chi - 24/04/2023 08:54 (GMT+7)

Kể từ đầu năm đến nay, đồng Ruble của Nga đã giảm 16% so với đồng USD và 13% so với Euro. Điều này khiến Ruble trở thành đồng tiền hoạt động kém thứ ba trên thị trường ngoại hối thế giới trong năm nay, sau đồng Bảng Ai Cập và Peso của Argentina.

VNF
Đằng sau sự trượt giá của đồng Ruble. Ảnh: Nguồn: DW

Ghi nhận đến cuối tuần trước (ngày 22/4), giá của đồng USD đạt 82 Ruble/USD.

Sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022, đồng Ruble đạt mốc 113 Ruble/USD. Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính Nga đã ngay lập tức bơm tiền vào thị trường.

Sau đó, cuối năm ngoái, phương Tây đã áp đặt giá trần đối với dầu mỏ của Nga. Kể từ đó, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới đã chứng kiến ​​đồng nội tệ trượt giá. Vì những gì xảy ra tiếp theo?

Các quan chức Nga cho biết, sự suy giảm của đồng Ruble trong những tháng gần đây là do phí nhập khẩu cao hơn và dòng vốn chảy ra nước ngoài mạnh hơn. Một số nhà quan sát đồng ý rằng, đây thực sự là một phần lý do, vì doanh thu thuế của nước này trong tháng 1/2023 đã giảm 35%.

Lý do Ruble sụt giảm

Bộ Tài chính Nga, cho biết, thâm hụt ngân sách nước này ở mức 2.400 tỷ Ruble (28,93 tỷ USD) trong quý I/2023 do Moscow tăng cường chi tiêu và nguồn thu từ năng lượng sụt giảm.

Trong quý I/2022, Nga đạt thặng dư ngân sách 1.130 tỷ Ruble, nhưng kể từ đó các khoản chi lớn cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt đã ảnh hưởng đến ngân sách chính phủ.

Năm 2023, ngân sách của Nga dựa trên giá dầu trung bình hàng năm là 70 USD/thùng. Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch, một tổ chức tư vấn của Phần Lan cho biết, mức trần giá 60 USD/thùng của EU đang khiến Điện Kremlin tiêu tốn hơn 170 triệu USD/ngày. Tuần trước, dầu thô Brent được giao dịch quanh mức 85 USD/thùng.

Một số công ty nước ngoài đã rút khỏi Nga kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm ngoái. Nhiều thương hiệu lớn tại nhiều lĩnh vực quan trọng đã rời khỏi Nga. Đơn cử như McDonald, Starbucks ở lĩnh vực ăn uống; Adidas, Nike, Uniqlo ở lĩnh vực thời trang; BP, Exon trong lĩnh vực năng lượng; Apple, IBM, Intel ở lĩnh vực công nghệ; Ikea trong lĩnh vực nội thất; Ford, Nissan, Peugeot… trong lĩnh vực ô tô.

Hãng tin Bloomberg ước tính, xu hướng các công ty nước ngoài rời Nga năm ngoái đã bán tài sản trị giá từ 15-20 tỷ USD.

Ông Elina Ribakova thuộc nhóm chuyên gia tư vấn tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) nhận định: “Lý do đằng sau sự sụt giảm của đồng Ruble là do xuất khẩu dầu khí bị thu hẹp và các nhà đầu tư nước ngoài lũ lượt rút vốn".

Còn ông Eric Hontz tại CIPE - một tổ chức tư vấn liên kết với Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) cho biết, một yếu tố khác khiến Ruble giảm giá là tính thanh khoản trong các giao dịch bằng đồng USD và Ruble. Giao dịch hàng ngày giữa hai loại tiền tệ này chỉ ở mức khoảng 1 tỷ USD/ngày, giảm so với mức hơn 3 tỷ USD/ngày thời điểm trước chiến dịch quân sự.

Tác động của lệnh trừng phạt và vai trò của Nhân dân tệ

Ông Ribakova nói thêm rằng: "Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đang có tác động mạnh mẽ hơn, đặc biệt là lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc mua dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga".

Tuy nhiên, một số chuyên gia lại nhận thấy, sự suy yếu của đồng Ruble không phải là tác động tức thời của các biện pháp trừng phạt. Thay vào đó là dấu hiệu của thiệt hại lâu dài mà chiến dịch quân sự đang gây ra cho nền kinh tế Nga. Điều đó bao gồm cả sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc.

Đầu tháng 4/2023, Ngân hàng Trung ương Nga (BR) công bố, lần đầu tiên đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga.

Theo báo cáo, đồng Nhân dân tệ đã lần đầu vượt USD về khối lượng giao dịch hàng tháng từ tháng 2 năm nay và dần nới rộng khoảng cách hơn trong tháng 3. Trước khi xung đột nổ ra, lượng Nhân dân tệ giao dịch tại thị trường Nga là không đáng kể.

Đầu năm nay, Bộ Tài chính Nga cũng đã đã chuyển đổi hoạt động thị trường sang đồng Nhân dân tệ thay vì USD, đồng thời phát triển một cấu trúc mới cho quỹ tài sản quốc gia để nắm giữ 60% tài sản bằng đồng nội tệ Trung Quốc.

Bộ này bắt đầu bán đồng Nhân dân tệ vào tháng 1/2023 để bù đắp thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.

Các ngân hàng tại Nga cũng thường xuyên kêu gọi các công ty và người dân chuyển tài sản sang đồng Ruble hoặc các loại tiền tệ “thân thiện” để tránh nguy cơ bị phong tỏa hoặc đóng băng.

Ông Ribakova nhấn mạnh: "Đã có những động thái đáng kể đối với việc sử dụng đồng Nhân dân tệ tại Nga. Nhưng đồng nội tệ Trung Quốc không phải là một loại tiền tệ có thể chuyển đổi hoàn toàn và các công cụ của nó không có tính thanh khoản cao như đồng USD và Euro. Vì vậy, quá trình chuyển sang sử dụng đồng Nhân dân tệ của Nga vẫn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định".

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Nhiều người tin rằng, chính phủ Nga ủng hộ việc đồng Ruble yếu đi dần dần, vì điều này sẽ tăng thu ngân sách mà không gây ra lạm phát.

Nhà phân tích Tim Ash tại hãng quản lý tài sản BlueBay cho hay: "Đồng Ruble đang được các nhà chức trách Nga quản lý yếu hơn để đối phó với mức trần giá dầu. Việc đồng Ruble suy yếu sẽ giúp nâng cao giá trị đồng tiền này đối với các khoản thu từ dầu mỏ trong ngân sách".

Còn ông Harutyunyan Alexander nhà kinh tế trưởng tại Russ Invest nhận thấy, đồng Ruble có thể tiếp tục giảm nếu không có các biện pháp can thiệp".

Tuy nhiên, cũng có nhiều người lạc quan về đồng nội tệ Nga.

Theo ông Alexei Antonov, nhà phân tích của Alor Broker, rất có khả năng xu hướng giảm giá của đồng Ruble từ giữa tháng 1/2023 đã kết thúc.

Ông nói: "Chúng tôi mong đợi sự mạnh lên dần dần của đồng tiền Nga. Vào mùa Thu năm nay, chúng ta sẽ chứng kiến ​​giá dầu trên 100 USD/thùng, trong bối cảnh các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) 'mạnh tay' cắt giảm sản lượng. Khi giá dầu tăng, đồng Ruble của Nga sẽ được hưởng lợi".

Theo Báo Quốc tế
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.