'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện dự án Đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Phù Cát.
Theo đó, UBND tỉnh Bình Định xác định mốc thời gian cụ thể cho 3 nhóm vấn đề: Công tác điều chỉnh quy hoạch; đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2; nâng cấp, mở rộng nhà ga, sân đỗ.
Cụ thể, đối với công tác điều chỉnh quy hoạch, từ tháng 4-8/2023, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định và phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đối với dự án Đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2, từ tháng 9-11/2023, UBND tỉnh Bình Định phối hợp, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển.
Từ tháng 11-12/2023, UBND tỉnh Bình Định báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định việc đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 từ nguồn ngân sách Nhà nước; đồng thời bổ sung dự án vào danh mục đầu tư công trung hạn năm 2021-2025 và bổ sung vào danh mục sử dụng đất hằng năm của các địa phương thuộc dự án.
Đáng chú ý, trong thời gian trên, dự án sẽ được phê duyệt chủ trương đầu tư. Tháng 5/2024, dự án sẽ được phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Đến tháng 10/2024, dự án được phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán xây dựng. Tháng 2/2025, dự án sẽ triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư, phấn đấu khởi công dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2.
Đối với dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà ga, sân đỗ, UBND tỉnh Bình Định đặt mục tiêu trong tháng 11/2023, sẽ phối hợp, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay. Đặc biệt, tháng 5-8/2024, dự án sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư.
Cảng hàng không Phù Cát là sân bay nội địa, cấp 4C (theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO), kết hợp khai thác hàng không dân dụng với hoạt động bay quân sự với 7 vị trí đỗ máy bay, gồm 1 đường cất hạ cánh bảo đảm khả năng khai thác tàu bay như A320/321 và tương đương. Nhà ga hành khách được xây dựng năm 2018, đáp ứng công suất 2 triệu hành khách/năm. Diện tích đất thực tế sân bay hơn 863 ha. Theo quy định hiện hành, cơ sở hạ tầng tại Cảng hàng không Phù Cát hiện nay cơ bản đủ điều kiện để khai thác các chuyến bay quốc tế. Hiện nay, tại Cảng hàng không Phù Cát có 5 hãng hàng không khai thác các đường bay nối Quy Nhơn với Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Cần Thơ và TPHCM. Sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Phù Cát tăng trưởng tương đối tốt trong vài năm gần đây, trung bình khoảng 1,5 triệu hành khách/năm; đã khai thác một số chuyến bay quốc tế không thường lệ. Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Giao thông vận tải đề xuất, Cảng hàng không Phù Cát có công suất đến năm 2030 là 5 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến 2050 là 7 triệu hành khách/năm. Cục Hàng không Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao lập Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.