'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, theo các văn bản pháp lý hiện hành, việc dừng huy động phần công suất chưa có giá của nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450 MW căn cứ trên các văn bản pháp lý sau:
Văn bản số 12158 ngày 19/12/2016 của Bộ Công Thương chỉ đạo: "Kể từ ngày 1/1/2017, nếu các nhà máy điện (trừ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được quy định tại Quyết định 2012 ngày 24/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các nhà máy điện phối hợp vận hành với các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh được quy định tại Quyết định 4712 ngày 2/12/2016 của Bộ Công Thương) không có hợp đồng mua bán điện, hoặc có hợp đồng mua bán điện, nhưng giá điện đã hết hiệu lực, Bộ Công Thương yêu cầu EVN chỉ đạo các đơn vị liên quan không huy động các nhà máy điện này phát điện lên lưới điện quốc gia, trừ trường hợp cần thiết huy động để đảm bảo an ninh cung cấp điện".
Điều 4 Thông tư số 13 ngày 3/8/2017 của Bộ Công Thương quy định: "Tập đoàn Điện lực Việt Nam không thực hiện việc tạm thanh toán hoặc thanh toán tiền điện cho nhà máy điện khi vận hành, phát điện lên lưới mà không ký kết chính thức hợp đồng mua bán điện. Trong trường hợp phải huy động các nhà máy này do yêu cầu đảm bảo an ninh cung cấp điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, phối hợp với đơn vị phát điện thực hiện việc huy động, vận hành và thanh toán tiền điện cho nhà máy điện".
Như vậy, với các căn cứ nêu trên, việc dừng huy động phần công suất 172,12 MW chưa có cơ chế giá của nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam là tuân thủ đúng với các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật.
Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam là chủ đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời 450 MW kết hợp đầu tư trạm biến áp 500 KV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 200 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
Mới đây, Công ty Mua bán điện (EPTC) thuộc EVN - đã có văn bản thông báo về việc dừng khai thác một phần công suất của nhà máy này. Phần công suất dừng khai thác là 172,12 MW khiến cho công suất phát tối đa chỉ còn 277,88 MW.
Trong khi chủ đầu tư là Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam cho rằng, việc EVN chỉ đạo Công ty Mua bán điện dừng huy động 172,12 MW trong dự án điện mặt trời 450 MW là chưa phù hợp với nội dung được quy định và các điều khoản đã thống nhất, làm thiệt hại cho doanh nghiệp khoảng 2 tỉ đồng/ngày.
Phản hồi các ý kiến này, EVN cho hay, 172,12 MW được xác định là phần công suất nằm ngoài 2.000 MW tại tỉnh Ninh Thuận (được hưởng giá FIT theo quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời), vì vậy chưa có giá điện, nên việc vận hành khi chưa có hợp đồng mua bán điện hoặc chưa có giá điện là trái với quy định.
Hiện Bộ Công Thương cũng chưa có văn bản xác nhận phần trong và ngoài 2.000 MW của Nhà máy điện mặt trời Trung Nam, nên theo EVN, nếu càng vận hành thì sẽ rủi ro với tập đoàn. Trong khi đó, việc xây dựng quyết định 13 sửa đổi "đi vào bế tắc", EVN đã báo cáo Bộ Công Thương, Thủ tướng cho phép dừng vận hành công suất ngoài 2.000 MW của dự án 450 MW.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.