'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong văn bản gửi Thủ tướng mới đây về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng chấp thuận cơ chế cho phép nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.
Đối với các dự án điện gió và mặt trời sẽ triển khai trong tương lai, Bộ đề nghị chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự các dự án chuyển tiếp như nêu trên. Điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất của hành lang pháp lý với các dự án.
Với các dự án đã được công nhận vận hành thương mại, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng có văn bản chỉ đạo để Bộ có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa EVN và các chủ đầu tư nhằm hài hòa lợi ích giữa bên bán – bên mua – người tiêu dùng điện và Nhà nước.
Bộ cũng đề nghị Thủ tướng có quyết định bãi bỏ các Quyết định số 13/2020/TTg về cơ chế phát triển điện mặt trời, Quyết định 37/2011/QĐ-TTG và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế phát triển điện gió; giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị dự thảo quyết định, xin ý kiến các bộ, ngành, trình Thủ tướng ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Lý giải về việc chấm dứt hiệu lực các quyết định trên, Bộ Công Thương cho rằng hiện các điều khoản về giá FIT đã hết hiệu lực áp dụng, nhưng về mặt pháp lý, các quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành. Các quyết định này cũng có một số nội dung không còn phù hợp như: "Thời hạn hợp đồng mua bán điện 20 năm (với điện mặt trời mái nhà tối đa 20 năm)", "Giá mua điện điều chỉnh theo biến động của tỷ giá VND/USD và thời gian áp dụng giá điện 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại", "Trách nhiệm mua toàn bộ điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam".
Theo Bộ Công Thương, các chính sách, quy định nêu trên cùng với giá FIT chỉ nên được áp dụng trong thời gian nhất định để hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào điện gió, điện mặt trời.
Trong bối cảnh hiện nay, giá điện gió, điện mặt trời trên thế giới có xu hướng ngày càng giảm, quy mô điện gió, điện mặt trời ngày càng mở rộng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nguồn điện quốc gia và thị trường công nghệ, thiết bị cũng cạnh tranh hơn.
Do đó, việc xem xét, chuyển dịch sang chính sách phát triển theo hướng cạnh tranh, tiệm cận thị trường là phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới và việc duy trì tiếp tục các chính sách hỗ trợ nêu trên không còn phù hợp.
Hiện có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.479 MW đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN, nhưng do giá mua bán điện cố định (FIT) hết hạn nên chưa có giá mua điện. 5 dự án hoặc phần dự án điện mặt trời với tổng công suất hơn 452 MW cũng đang chờ xác định giá bán điện, đồng thời một số dự án khác đã triển khai dở dang.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.