Dự án điện mặt trời gần 14 triệu USD thành 'phế liệu'

Hoàng Nam - 31/12/2020 07:27 (GMT+7)

Cách đây 5 năm, báo giới có loạt bài cảnh báo dự án cấp điện năng lượng mặt trời cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới của tỉnh Quảng Bình có nguy cơ thành phế liệu. Hiện tại, cảnh báo đó đang dần thành hiện thực, khi mà đa số các điểm cấp điện vừa mới đưa vào sử dụng đã hỏng hóc, mất điện triền miên.

VNF
Đa số bình ắc quy hỏng hóc, không tích điện nhưng không ai sửa chữa

Từ năm 2012, dự án điện năng lượng mặt trời cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới ở tỉnh Quảng Bình được triển khai qua hiệp định vay vốn ODA của chính phủ Hàn Quốc khoảng 12 triệu USD, Việt Nam đối ứng 1,7 triệu USD.

Đây được xem là dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam tại thời điểm đó. Khu vực triển khai dự án trải rộng trên địa bàn 8 xã của 4 huyện gồm Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Minh Hóa với gần 1.300 hộ dân và 78 cơ quan, dịch vụ công được hưởng lợi.

Xuất phát từ quy mô và tầm quan trọng của dự án, năm 2012, tỉnh Quảng Bình thành lập Ban quản lý dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời (QBSC) trực thuộc UBND tỉnh. Dự án được tư vấn bởi liên danh do nhà thầu Dohwa đứng đầu, còn nhà thầu KT Corpotation của Hàn Quốc trúng thầu xây lắp.

Theo phê duyệt của tỉnh Quảng Bình, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 3/2015, tuy nhiên đến cuối năm 2019, dự án mới được bàn giao và đưa vào sử dụng. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ là do thông thầu phải đấu thầu lại, quản lí yếu kém và Quảng Bình muốn thay thế bằng dự án dùng điện lưới…

Theo phản ánh của lãnh đạo chính quyền và người dân vùng hưởng lợi, hệ thống điện mặt trời triệu USD này hỏng hóc chỉ sau 2 tháng đưa vào sử dụng.

Ông Hồ Duy Vàng, Bí thư Chi bộ bản Ho Rum xã Kim Thủy huyện Lệ Thủy cho biết: “Bản chúng tôi có 65 bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời dùng cho 91 hộ dân, điện chỉ có được 2 tháng là mất cho đến nay. Nhà văn hóa thôn có một cụm điện pin mặt trời riêng, chưa sử dụng được lần nào cũng đã mất điện. Số tiền đầu tư điện mặt trời rất lớn, mỗi hộ dân tính ra là 250 triệu đồng, cụm pin mặt trời ở nhà văn hóa bản là hơn 1 tỷ đồng, nhưng điện lại mất triền miên nên bà con dân bản rất rầu lòng”.

Các cụm điện mặt trời ở bản Ho Rum vào mùa đông không tích điện đã đành, mùa hè theo ông Hồ Duy Vàng: “Trong 65 cụm pin thì chỉ còn 4 nhà có điện thắp sáng, số còn lại không có bất cứ dòng điện nào được tích trữ, khiến người dân nhìn đống vật liệu triệu USD như phế thải. Mùa hè điện chỉ đỏ đến 20h tối là mất”.

Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự ở các xã Ngân Thủy, Lâm Thủy huyện Lệ Thủy, Trường Sơn, Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Ở bản Sắt xã Trường Sơn, ông Nguyễn Văn Muôn, trưởng bản nói: “Họ đầu tư điện mặt trời dân bản mừng, nhưng khi sử dụng được vài tháng thì mất điện, phản ánh mãi không ai đến sửa”.

Ông Hồ Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Kim Thủy cho biết: “Tại các cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, dân bản Vân Kiều của xã phản ánh dự án triệu USD mất điện triền miên vì sao không sửa chữa cho dân dùng, lại để dự án xuống cấp, lãng phí, thì cũng chỉ nhận được các ý kiến tiếp thu, chuyển cho ngành công thương xem xét”.

Không ai chịu trách nhiệm?

Ông Phan Văn Thường, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cho biết, Sở Công Thương chỉ là một đơn vị tham mưu, ban quản lý dự án trực thuộc UBND tỉnh mới có thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí. Hiện 1 Phó giám đốc Sở Công thương Quảng Bình phụ trách dự án đã về nghỉ hưu từ tháng 11/2020 nên không có quản lý trực tiếp. Hiện QBSC đang chờ bổ nhiệm tân trưởng ban mới.

Theo một cán bộ Phòng Năng lượng Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình, Việc sửa chữa sẽ tốn rất nhiều kinh phí ngân sách, vì hỏng hóc trên diện rộng. Giờ muốn sửa chữa thì cần phải khảo sát lại cả hệ thống, trong lúc đó, nhà thầu đã rời đi nên chưa chắc khôi phục lại được để đảm bảo hiệu quả toàn bộ dự án như cam kết ban đầu.

Một chuyên viên “bỏ chạy” khỏi ban quản lý dự án này cho biết, về nguyên tắc, tất cả các thiết bị từ tấm pin, ắc quy, hay bộ chuyển đổi điện đều có thời gian bảo hành theo hợp đồng, nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm về những hỏng hóc trong thời gian bảo hành.

Tuy nhiên, do dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian thi công, nhà thầu từ Hàn Quốc sang nên họ đã “bỏ của chạy lấy người”, khó có thể gọi họ quay trở lại sửa chữa.

Theo TPO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

(VNF) - Với việc bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải vào vị trí Phó Chủ tịch, ban lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã được kiện toàn theo cơ cấu 1 Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch.

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán được Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức vượt 92 triệu đồng/lượng, tiến sát tới kịch bản 100 triệu đồng/lượng. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 16 triệu đồng/lượng.

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

(VNF) - Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, cơ quan công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

(VNF) - Với Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cộng đồng Dn Việt Nam đạt con số 2 triệu và có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Toyota có thể đang nhắm tới phân khúc Tesla Model 3 đang nắm giữ với dòng tên vừa được đăng ký bản quyền của mình.

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

(VNF) - Bất chấp những động thái mới của cơ quan quản lý nhằm bình ổn thị trường vàng, giá vàng miếng SJC vẫn tăng "điên cuồng". Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tình thế, thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.