Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo Tổng giám đốc SWPOC Đỗ Khang Ninh, đến nay đơn vị này đã hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) và dự toán công trình Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn.
Công tác lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án chỉ còn chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện thủ tục phê duyệt; công tác đền bù giải phóng mặt bằng cũng đã định vị và cắm mốc ranh giới; các địa phương chấp thuận quy hoạch đất vào tháng 2/2018.
Đối với hợp đồng EPC, SWPOC dự kiến sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà thầu EPC theo Luật Đấu thầu 2013 từ tháng 5 - 10/2018. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành dự án vào quý IV/2021, SWPOC kiến nghị PVN và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể trong tháng 4/2018.
Bên cạnh đó, SWPOC cũng kiến nghị PVN cần phê duyệt tiến độ chuỗi dự án để làm cơ sở triển khai cũng như đẩy nhanh đàm phán các thỏa thuận thương mại nhằm sớm có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong tháng 7/2018.
Đối với đơn vị triển khai dự án khí Lô B - Ô Môn, Tổng giám đốc Phú Quốc POC Lê Ngọc Sơn cho biết đến nay, công ty này đã thực hiện công tác nghiên cứu, thiết kế địa chất; lập chiến lược cho khoan và chuẩn bị hồ sơ cho các gói thầu khoan; khảo sát căn cứ hậu cần tại Kiên Giang; chuẩn bị các gói thầu EPCI các giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở, giàn thu gom/giàn đầu giếng và các đường ống nội mỏ, kho nổi chứa condensate.
Để dự án triển khai đúng tiến độ, Phú Quốc POC kiến nghị PVN sớm đốc thúc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tích cực tham gia vào chuỗi dự án, thúc đẩy đàm phán với các bên nhà thầu nước ngoài để sớm ký kết thỏa thuận thương mại của dự án khí Lô B - Ô Môn. Đặc biệt, PVN cần sớm quyết định phương án thu xếp vốn cuối cùng cho dự án.
Ngoài ra, Phú Quốc POC cũng kiến nghị PVN cần có phương án phân cấp tối đa và linh hoạt cho công ty này để chủ động trong quá trình triển khai dự án, nhất là việc quyết định ủy quyền cho Phú Quốc POC thay mặt PVN thực hiện các quyền lợi và trách nhiệm của Tập đoàn với vai trò là nhà đầu tư dự án.
Dự án khí Lô B - Ô Môn bao gồm 2 dự án thành phần: dự án phát triển mỏ Lô B với chủ đầu tư gồm PVN (42,896%), PVEP (26,788%), Moeco (22,575%) và Công ty Dầu khí Thái Lan - PTTEP (7,741%) do Phú Quốc POC - Chi nhánh PVN làm nhà điều hành.
Công trình gồm một giàn công nghệ trung tâm và 46 giàn khai thác, một giàn nhà ở, một tàu chứa condensate và khoảng 750 giếng khai thác và dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn có chiều dài 430 km với chủ đầu tư là PVN, PV Gas. Moeco và PTTEP làm chủ đầu tư theo hình thức hợp doanh.
Mục tiêu của chuỗi dự án khí Lô B là khai thác và thu gom nguồn khí Lô B, các lô 48/95 và 52/97 với sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn, đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ giai đoạn sau năm 2020.
Theo ước tính sơ bộ, trong vòng 20 năm hoạt động, dự án sẽ đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 18 tỷ USD.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.