Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Dự án khai thác và chế biến mỏ Kali tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào được ghi trong hiệp định hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào - là một dự án đặc biệt quan trọng, cung cấp phân bón kali cho Việt Nam thay thế hàng nhập khẩu.
Dự án mỏ muối kali có tổng mức đầu tư 522 triệu USD, trong đó vốn tự có của Vinachem là 105 triệu USD. Các ngân hàng tham gia tài trợ thu xếp vốn cho dự án muối mỏ kali này bao gồm: VDB 113 triệu USD (đã ký hợp đồng tín dụng), BIDV 161 triệu USD và Vietinbank 143 triệu USD.
Về quá trình triển khai, dự án được Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) bắt đầu triển khai thăm dò, đánh giá trữ lượng từ năm 2004. Dự án có kế hoạch thời gian khởi công - hoàn thành là năm 2012-2016 nhưng thực tế khởi công năm 2015 và đến nay chưa hoàn thành. Kế hoạch thực hiện và giải ngân năm 2011-2016 là 6.400 tỷ đồng nhưng thực tế đến thời điểm kiểm toán mới giải ngân 1.429 tỷ đồng.
Cụ thể, sau khi Bộ Công Thương phê duyệt dự án, ngày 26/4/2013, Hội đồng thành viên Vinachem đã phê duyệt Kế hoạch đấu thầu làm cơ sở triển khai thực hiện dự án. Tiếp đó, sau khi ký hợp đồng EPC với liên danh nhà thầu vào ngày 12/8/2015, Vinachem đã tổ chức khởi công dự án.
Tuy nhiên, đến ngày 26/7/2017, Vinachem có văn bản thông báo tạm ngừng công việc của hợp đồng EPC. Theo nhà thầu EPC tự tính toán, đến ngày 25/7/2017, tiến độ hợp đồng đã đạt khoảng 57% khối lượng ký hết. Nhưng về phía chủ đầu tư mới chỉ xem xét các hồ sơ thanh toán đến ngày 25/10/2016. Số lượng chủ đầu tư chấp nhận hồ sơ nghiệm thu đủ điều kiện thanh toán là hơn 16,2%.
Đáng lưu ý, kết luận của Bộ Công Thương cho biết, giai đoạn ký hợp đồng EPC và khởi công, mặc dù Bộ Tài chính chưa bảo lãnh để giải ngân nguồn vốn vay nhưng Vinachem đã thực hiện ký hợp đồng, chưa đảm bảo chắc chắn khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng. Trách nhiệm thuộc Tổ công tác tham mưu trong việc ký kết hợp đồng cho dự án, Ban Tài chính kế toán, Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc Vinachem.
Cũng chính vì nguyên nhân này mà sau đó, khi Văn phòng Chính phủ có công văn đồng ý với ý kiến của Bộ Tài chính không xem xét cấp bảo lãnh khoản vay cho dự án đã khiến dự án phải tạm dừng 2 lần trước khi được quyết định ngừng triển khai vào tháng 5/2018.
Báo cáo của Bộ Công Thương có dẫn giải trình của Vinachem cho biết, ngày 7/11/2016, Bộ Tài chính có văn bản về việc không cấp bảo lãnh cho dự án Khai thác và Chế biến muối mỏ tại Lào trên diện tích 10km2 và yêu cầu Vinachem tự chủ động triển khai thực hiện dự án.
Do Tập đoàn không đủ khả năng để có thể tự thu xếp toàn bộ nguồn vốn để thực hiện dự án và để hạn chế các chi phí tăng thêm cho chủ đầu tư nên Tập đoàn đã có văn bảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương. Đồng thời đề xuất xử lý tình huống khẩn cấp “nếu đến ngày 20/11/2016 mà Tập đoàn chưa có được bảo lãnh cho dự án thì sẽ ra thông báo tạm dừng tới các nhà thầu”.
Theo Vinachem, sau khi phát hành thông báo tạm ngừng công việc, Tập đoàn và nhà thầu EPC tổ chức họp cấp cao vào ngày 29/6/2017. Sau cuộc họp, Tập đoàn báo cáo Thủ tướng, Bộ Công Thương đề nghị sớm giải quyết các kiến nghị về dự án. Khi sắp hết thời hạn tạm dừng (quá 84 ngày), Tập đoàn liên tiếp có nhiều báo cáo xin chỉ đạo về thời gian tạm ngừng dự án.
Vinachem cũng giải trình, trong khi chờ phương án xử lý dừng dự án, ngày 2/3/2018, Vinachem nhận được văn bản (mật) số 183/HC-VP ngày 28/2/2018 của Cục Hoá chất - Bộ Công Thương về việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến dự án. Theo đó, Cục Hoá chất đề nghị Tập đoàn căn cứ vào công văn (mật) số 486/VPCP-QHQT ngày 13/2/2018 của Văn phòng Chính phủ triển khai xây dựng phương án để dừng thực hiện dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Để có cơ sở xử lý các hợp đồng của Dự án, ngày 18/4/2018, Tập đoàn đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo thời điểm Tập đoàn có thể thông báo cho các nhà thầu liên quan về việc dừng triển khai dự án.
Bộ Công Thương cũng căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đã ban hành văn bản (mật) số 428/BCT-HC ngày 15/5/2018 yêu cầu Vinachem thực hiện dừng, kết thúc các hợp đồng của dự án. Đồng thời, yêu cầu đánh giá, xác định lại khối lượng, chi phí đã thực hiện và dự kiến chi phí phát sinh khi kết thúc các hợp đồng đảm bảo thu hồi tối đa vốn đầu tư, không để thất thoát mất vốn nhà nước và không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với Lào.
Thực hiện yêu cầu của Bộ Công Thương, Tập đoàn đã chỉ đạo Công ty TNHH Hoá chất và Muối mỏ Việt Nam (là đơn vị do Tập đoàn thành lập tại Lào để trực tiếp tổ chức quản lý dự án) có văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng EPC bởi chủ đầu tư.
"Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhà thầu EPC tiếp tục có nhiều văn bản bảo lưu quyền chấm dứt hợp đồng bởi nhà đầu tư. Đây là một trong các nội dung mà chủ đầu tư và nhà thầu sẽ phải thương thảo, đàm phán, xử lý tranh chấp trong thời gian tới”, Vinachem cho biết.
Theo Bộ Công Thương, hiện tại Tập đoàn và đơn vị thành viên vẫn đang tổ chức làm việc với các nhà thầu thuộc dự án để chấm dứt, quyết toán và thanh lý các hợp đồng.
Tại họp báo Chính phủ chiều 1/3, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, dự án muối mỏ Kali tại Lào đã "chính thức dừng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị Việt Nam, Lào". "Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy hiệu quả dự án không được như tính toán nghiên cứu khả thi ban đầu. Việc dừng dự án này thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị hai nước", Thứ trưởng Hải nói. Theo Thứ trưởng, Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp cùng các bộ, ngành, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Vinachem thu hồi số tiền đầu tư tại dự án. Song song đó, Bộ và Vinachem cũng kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân và trình cấp có thẩm quyền. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.