Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II. Đây là dự án có công suất 1.050 MW, dự kiến vận hành quý II/2025. Dự án đã được EVN trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, tuy nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay dự án này phải trình Quốc hội quyết định.
Hiện, dự án đã có trong quy hoạch điện VII điều chỉnh (công suất 750 MW, vận hành năm 2026) và chưa xác định chủ đầu tư.
Theo Bộ Công Thương, có hai đề xuất thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II gồm: đề xuất của EVN về việc giao cho EVNGENCO2 làm chủ đầu tư và đề xuất của một liên danh các nhà đầu tư.
Hai nhà đầu tư trên đều đề xuất dự án có quy mô công suất khoảng 1.050 MW, tiến độ vận hành năm 2023, giá điện quy dẫn cả đời sống là 2.884 đồng/kWh và tổng mức đầu tư vào khoảng 26.000 tỷ đồng (EVNGENCO2 là 26.141 tỷ đồng, liên danh còn lại là 26.310 tỷ đồng) với cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay là 20/80.
EVNGENCO2 được Bộ Công Thương đánh giá là có đủ năng lực, kinh nghiệm để quản lý thực hiện dự án Nhiệt điện Ô Môn II, do tổng công ty này hiện đang vận hành các dự án nhiệt điện như Ô Môn I, Phả Lại, Hải Phòng, Cần Thơ và nhiều dự án thủy điện khác với tổng công suất các tổ máy khoảng 4,4 GW.
Tuy nhiên, phương án thu xếp vốn cho dự án Nhiệt điện Ô Môn II của EVNGENCO2 bị đánh giá là “có những rủi ro”. Cụ thể, Bộ Công Thương cho rằng phương án tăng vốn điều lệ từ phát hành cổ phiếu hoặc từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm của EVNGENCO2 không được như dự kiến và việc vay vốn thương mại trong nước gặp khó khăn do phải vay vượt hạn mức vốn tự có của ngân hàng theo quy định.
Để đảm bảo thu xếp đủ vốn cho dự án, EVNGENCO2 cần phải được EVN hỗ trợ trong việc thu xếp vốn đối ứng và vay vốn thương mại. Tuy nhiên, EVN lại đang gặp nhiều khó khăn trong thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện như Ô Môn III - IV, Quảng Trạch I, Dung Quất I – III… do đã vượt hạn mức vốn tự có, tỷ lệ đảm bảo an toàn cho vay của tổ chức tín dụng/ngân hàng theo quy định hiện hành.
Mặt khác, EVN không khẳng định sẽ hỗ trợ EVNGENCO2 để đảm bảo thu xếp đủ vốn cho dự án theo các kiến nghị của tổng công ty này. Do đó, khả năng EVNGENCO2 tự thu xếp vốn chủ sở hữu và vốn vay cho dự án Nhiệt điện Ô Môn II là khó thực hiện.
Trong khi đó, Bộ Công Thương đánh giá Liên danh còn lại với khả năng tài chính của bên tham gia sẽ đảm bảo thu xếp đủ vốn cho dự án mà không cần bảo lãnh chính phủ, dù cho Bộ này để ngỏ rằng “liên danh cần làm rõ tỷ lệ góp vốn, quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia đối với dự án cũng như cam kết việc đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ”.
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao cho Liên danh làm chủ đầu tư dự án Nhiệt điện Ô Môn II theo hình thức IPP.
Dĩ nhiên, Bộ Công Thương cũng “thòng” thêm rằng để đánh giá cụ thể về năng lực và khả năng thu xếp vốn cho dự án Nhiệt điện Ô Môn II của liên danh trên, cần phải lấy ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.