'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
HSBC cho biết sau khi mở cửa trở lại vào tháng 3/2022, du lịch nội địa của Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ khi dễ dàng vượt qua mục tiêu đón 60 triệu lượt khách nội địa trong năm 2022 (thực tế đạt trên 100 triệu lượt khách). Trong khi đó, Việt Nam đón được 3,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2022, chủ yếu là du khách đến từ Hàn Quốc (chiếm 26%) và Mỹ (chiếm 9%). Đáng chú ý, du lịch quốc tế vốn chiếm 60% doanh thu du lịch của Việt Nam lại phục hồi không mấy sôi động. Mặc dù vậy, HSBC đánh giá Việt Nam có những lý do chính đáng để kỳ vọng một sự phục hồi mạnh mẽ hơn.
“Nếu có thể giải quyết những hạn chế về chuyến bay và nới lỏng thêm các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, tỷ lệ quay trở lại của du khách Trung Quốc sẽ đạt 50-80% so với mức trước đại dịch”, HSBC dự báo.
Tuy nhiên, cú sốc cho ngành du lịch Việt Nam ngay đầu năm 2023 đó là Trung Quốc đã nối lại các chuyến du lịch theo tour ra nước ngoài tới 20 quốc gia trên thế giới (từ ngày 6/2) nhưng không có tên Việt Nam. Thị trường Trung Quốc được xem là tiềm năng, chiến lược và góp phần phục hồi du lịch nhanh chóng nhưng việc chưa mở lại tour sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu đón 8 triệu lượt khách trong năm 2023.
Chính vì vậy, ngoài Trung Quốc, việc khai thác thêm các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Úc cũng cần được chú trọng. Năm 2022, Ấn Độ là một trong 10 quốc gia có lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam. Đây là “cơ hội vàng” để Việt Nam khai thác thị trường tỷ dân đầy tiềm năng này.
Để thực hiện hoá tiềm năng và tăng sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch trở lại, đặc biệt là khách quốc tế, một trong những vấn đề trọng tâm cần vào cuộc ngay đó là giải quyết các hạn chế về chuyến bay với các thị trường lớn, nới lỏng các yêu cầu về thị thực và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Ông Bùi Quốc Đại, Trưởng phòng điều hành Công ty TNHH thương mại và du lịch Anex Việt Nam cho biết hiện tại Việt Nam không miễn thị thực cho các thị trường lớn bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Úc, còn các nước châu u được miễn thị thực nhưng thời hạn lưu trú chỉ được 15 ngày. So với các quốc gia khác, việc tiếp cận chế độ miễn thị thực vẫn còn tương đối chặt chẽ.
Cùng chung quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết khó khăn của du lịch Việt Nam hiện nay đó là chính sách cởi mở hơn đối với du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá ngành du lịch trong nước còn yếu so với các nước khác. Chính vì vậy, chuyên gia cho rằng cần phải xem xét nới lỏng thị thực cho khách du lịch nước ngoài - một trong những nhân tố có thể hỗ trợ cho hoạt động tăng trưởng du lịch. Cùng với đó, cần tập trung làm mới các dòng sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa (ẩm thực và di sản), du lịch sinh thái (bao gồm cả du lịch cộng đồng), du lịch đô thị và du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe để thu hút thêm khách du lịch nước ngoài.
Đại diện một doanh nghiệp chuyên tổ chức tour du lịch trong và ngoài nước, du lịch team building, cho rằng để du khách đến nhiều hơn, ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn thì vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết đó là nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng các sản phẩm du lịch, cách thức quản lý cũng như marketing phải đổi mới. Đặc biệt là cần phải ưu tiên giải quyết vấn đề về nới lỏng chế độ miễn thị thực. “Chúng ta cứ làm đơn điệu, truyền thống và không chịu đổi mới thì cuối cùng khách du lịch chỉ đến một lần rồi không quay lại nữa. Ngoài ra, nguồn nhân lực cũng cần phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp hơn”, đại diện doanh nghiệp này cho hay.
Ông Phan Đình Thảo, Tổng giám đốc Công ty TNHH HTS International, cho biết Ấn Độ là thị trường rất tiềm năng nhưng một số đặc điểm của thị trường này nếu không thích nghi được sẽ dễ khiến doanh nghiệp Việt “nản lòng”. Theo ông Thảo, khách Ấn Độ thường trả giá. Dù có là bạn hàng lâu năm thì họ vẫn đi ‘dạo giá’ nhiều nơi và so sánh rất tỉ mỉ trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, thói quen về ăn uống đặc trưng cũng là điểm mấu chốt để ngành du lịch Việt Nam cần quan tâm khi đón khách của thị trường tỷ dân này. “Khách Ấn Độ thường yêu cầu có nhà hàng Ấn Độ trong chương trình. Tuy nhiên, không phải địa phương nào ở Việt Nam cũng đáp ứng được điều này. Để hình thành được văn hóa ẩm thực này, nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam cần có thời gian”, ông Thảo cho hay.
Một điểm lưu ý nữa được ông Thảo chỉ ra đó là nhiều khách Ấn Độ thường hay trễ giờ. “Khách Ấn Độ thường rất hay ‘tự do’ về thời gian và nhiều khi làm ảnh hưởng đến các dịch vụ liên quan, do đó cần dự trù thời gian nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho chuyến đi”, ông Thảo thông tin thêm.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty du lịch Duy Nhất Đông Dương, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Nam, nhận định thị trường du lịch Ấn Độ là “miếng bánh” hấp dẫn để khai thác. “Với dân số thuộc tốp đầu thế giới, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này thường có xu hướng đi cả nhóm bạn bè hoặc gia đình. Họ có tầng lớp trung lưu sẵn sàng chi mạnh tay cho các nhu cầu mua sắm, vui chơi, ăn uống, tiệc tùng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường ‘khó chiều’ khi họ khá chú trọng đến vấn đề văn hóa, tôn giáo. Vì vậy, để đón nguồn khách này, chúng ta cần chuẩn bị đội ngũ nhân lực phù hợp, am hiểu văn hóa, con người để có hướng khai thác hiệu quả”, ông Nguyễn Sơn Thủy nói.
CEO Lux Group Phạm Hà cho rằng trước đây do đường bay chưa thuận tiện khiến thị trường Ấn Độ tiềm năng bị lãng quên, tuy nhiên việc các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airline, Vietjet mở đường bay thẳng tới Ấn Độ trong thời gian vừa qua cho thấy họ rất chú trọng vào thị trường tiềm năng này. Cùng chung quan điểm, ông Bùi Quốc Đại, trưởng phòng điều hành Công ty TNHH thương mại và du lịch Anex Việt Nam đánh giá cao tiềm năng khách du lịch Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Đại cũng cho biết nhóm khách này cũng có một số rào cản như nền tảng văn hoá giữa hai nước có sự khác biệt, cách phục vụ và chưa có nhiều sản phẩm du lịch để họ thích ứng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.