Du lịch Việt Nam dọn mình, chờ thời điểm vàng

Nguyễn Trung Hiếu - 13/02/2021 08:46 (GMT+7)

Dịch bệnh Covid-19 lan tràn, kéo dài trên toàn thế giới để lại hậu quả vô cùng khó khăn cho ngành du lịch thế giới; Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh cái mất, thì đây cũng là cơ hội để du lịch Việt Nam dọn mình, tự làm mới, trở nên hoàn hảo hơn khi thế giới đẩy lùi được tai họa đại dịch. Và đó là thời điểm để du lịch Việt Nam trở lại vàng son!

VNF
Hội An vẫn là điểm đến thu hút không cưỡng nổi đối với du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trung Hiếu

Tìm cơ trong nguy

Đến khoảng cuối năm 2020, TP. HCM là địa phương ước tính có 90% doanh nghiệp lữ hành gần như tê liệt hoạt động; miền Trung thì có Đà Nẵng, Quảng Nam, cơ sở lưu trú chìm sâu trong hoang lặng, sau khi trở thành tâm dịch, trong đợt tái nhiễm đại dịch tháng 5, 6 của năm qua.

Điều dễ nhận thấy trước mắt, tại Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) là hàng loạt dịch vụ lưu trú, nhà hàng phục vụ nhóm khách du lịch đang treo bản chuyển nhượng quyền thuê và bán đứt bất động sản ngày càng nhiều.

Khách sạn, căn hộ, biệt thự rao bán, thiệt hại doanh thu cả nghìn tỷ đồng; hàng chục nghìn lao động ngành du lịch phải tạm ngừng việc, nghỉ việc... Những con số liệt kê phác họa chung gam màu xám của du lịch, không chỉ riêng Đà Nẵng, Quảng Nam mà hầu như chung trên toàn quốc. Và hy vọng chỉ còn chờ đến mùa hè năm Tân Sửu đối với khối khách nội địa.

Doanh nghiệp, nhân sự du lịch tiếp tục nửa năm nữa phải “gồng mình” chịu đựng chờ tới mùa hè. Thống kê sơ bộ của ngành du lịch cho biết, tới cuối năm 2020, có 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin trả hoặc thu hồi giấy phép, tăng gần ba lần so với cùng kỳ.

Trước mắt, thị trường nội địa đang là hy vọng của các doanh nghiệp du lịch trong nước. Bằng chứng, tháng 5/2020, sau chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động, các doanh nghiệp đã nhanh chóng tổ chức nhiều chương trình kích cầu, mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ Sở Du lịch Hà Nội cho biết trong tháng 7/2020, lượng khách đến thủ đô đạt gần 1,2 triệu lượt, tăng 51,2% so với tháng 6; tại Đà Nẵng, trong một tháng triển khai chương trình với slogan “Danang Thank You”, tổng lượng du khách đến thành phố trong tháng 6 ước đạt hơn 454.000 người, tăng 85% với tháng trước đó.

Điều này cho thấy khối du lịch nội địa tỏ ra thu hút và mang lại sinh khí vốn ảm đạm của ngành du lịch hiện nay.

Trả lời phỏng vấn báo chí, một giám đốc doanh nghiệp đưa ra giải pháp: “Rà soát để tinh giản bộ máy, giúp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm các loại chi phí để tiếp tục cầm cự. Thứ nữa, huy động thêm nguồn lực từ các thành viên, kể cả đề nghị nhà nước cho giãn nợ và cho vay thêm. Ngoài ra đề nghị, nhà nước hỗ trợ giảm thuế, hoặc chi thêm cho DN để trả lương cho nhân viên”.

Ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng - cho biết, với diễn tiến chống dịch thành công, từ tháng 10 đến cuối năm 2020, ngành du lịch khai thác khách hai đầu Hà Nội, TP. HCM, và đón được du khách quay trở lại, đặc biệt là những ngày lễ Tết...

Dọn mình, chờ cơ hội

Thị trường đóng băng, ngủ đông, nhưng ngành du lịch vẫn thức và chộn rộn với các hoạt động sắp sẵn đón chờ du khách trở lại trong tư thế mới. Ngành Du lịch cả nước vẫn hối hả tổ chức các hội thảo, phối hợp với khối lữ hành, mở nhiều chương trình hấp dẫn, nhằm tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ cho ngành lưu trú đối diện có nguy cơ chìm sâu.

Chính phủ cũng hết sức quan tâm đến vấn đề này, hàng loạt hội nghị trực tuyến có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Hầu hết doanh nghiệp du lịch đều cho rằng, chưa bao giờ, ngành họ gặp phải khó khăn như thời điểm này. Và ngoài sự cố gắng của bản thân ngành du lịch, rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành để du lịch thực hiện được các mục tiêu đề ra.

Hàng không Việt Nam đã khôi phục hoàn toàn đường bay nội địa. Đây là thuận lợi lớn nhất cho ngành du lịch vì 85% du khách di chuyển bằng đường hàng không, Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị chủ động giới thiệu, thu hút đón lại du khách...

Đại diện ngành du lịch đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sau khi kết thúc dịch Covid-19.

Nghiên cứu miễn phí cấp thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam… đồng thời chỉ đạo các hãng hàng không Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp du lịch nghiên cứu tăng tần suất, mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế tiềm năng cũng như tích cực tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa, quốc tế với các địa phương và doanh nghiệp sau khi hết dịch…

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.000km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp, cùng hơn 8 di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới được UNESSCO xếp loại và hàng chục nghìn di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Đó là thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Do vậy ngành Du lịch có quyền hy vọng một tương lai vàng son trở lại, khi đại dịch Covid-19 lùi xa. Vấn đề còn lại là thời gian và sự tiếp sức ở cấp vĩ mô để doanh nghiệp du lịch trường sức chịu đựng đến ngày những du khách đầu tiên trở lại.

Theo LĐO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.