'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dự thảo nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối do Bộ Công Thương soạn thảo có mục tiêu bao trùm toàn bộ các vấn đề về “phát triển và quản lý ngành phân phối” như: khắc phục bất cập của cá văn bản quy định về phát triển và quản lý chợ (Nghị định 02/2003/NĐ-CP, Nghị định 114/2009/NĐ-CP); tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng và trung tâm đấu giá hàng hóa cũng như các hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập có liên quan.
Theo đánh giá của VCCI, việc xác định mục tiêu quá rộng như vậy dường như là chưa thật sự cần thiết và thuyết phục. Chẳng hạn như “chợ” chỉ là một bộ phận của hệ thống phân phối hiện đại, do đó những vấn đề liên quan tới phát triển và quản lý chợ không đại diện cho toàn bộ vấn đề của hệ thống phân phối. Từ đây việc mở rộng phạm vi của nghị định từ “chợ” ra toàn bộ “ngành phân phối” sẽ là gượng ép, thiếu hiệu quả.
Trên thực tế, bản thân dự thảo nghị định đã bộc lộ rõ sự lúng túng này. Cụ thể, theo tờ trình dự thảo thì văn bản điều chỉnh các hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại không còn phù hợp về giá trị pháp lý cũng như thực tiễn phát triển thế nhưng tờ trình lại không thể chỉ ra những bất cập của các văn bản đó. Tờ trình cũng đồng thời không nêu được định hướng phát triển của hình thức này ra sao, đặt trong mối tương quan với toàn bộ hệ thống phân phối như thế nào.
Mặt khác, dự thảo hướng tới mục tiêu “cải thiện môi trường kinh doanh nhưng quy định dự kiến tại nghị định lại được thiết kế theo hướng thêm nhiều ràng buộc một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ: quy định về khuyến mại, quảng bá, cách đặt tên siêu thị, trung tâm thương mại…) mà không rõ mục tiêu quản lý nhà nước cụ thể ở đây là gì. Điều này tiềm ẩn nguy cơ can thiệp quá đáng của cơ quan nhà nước, cản trở bất hợp lý hoạt động của doanh nghiệp.
Trong tờ trình dự thảo, Bộ Công Thương đã đề xuất 3 chính sách. Đáng chú ý chính sách thứ 3, quy định về siêu thị và trung tâm thương mại, đưa ra các giải pháp thực hiện gồm: tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh; xây dựng, phòng cháy chữa cháy; an ninh, an toàn; vệ sinh môi trường…
Theo đánh giá của VCCI, nội dung của giải pháp này có nhiều bất cập đáng kể. Cụ thể, nội dung của giải pháp có tính chất như một dạng điều kiện kinh doanh, trong khi hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại không được xem là một dạng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư.
Hơn nữa, việc đặt ra nhiều yêu cầu đối với hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại trong khi chưa đánh giá một cách cụ thể tác động của các quy định này đối với hoạt động kinh doanh này có thể khiến chính sách chưa phù hợp, cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về các quy định dự kiến tại dự thảo nghị định, VCCI nhận định một số quy định có tính chất can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh. Chẳng hạn như về quan điểm kinh doanh tại chợ, dự thảo quy định đơn vị kinh doanh phải “lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
“Việc phê duyệt phương án kinh doanh của Ủy ban nhân dân là sự can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp một cách bất hợp lý. Hơn nữa, xét về tính minh bạch, đây được xem là một dạng giấy phép tuy nhiên không rõ về tiêu chí và thủ tục để có được loại giấy phép này”, VCCI bình luận.
Về hoạt động kinh doanh tại chợ, dự thảo quy định “những người thuộc diện sản xuất nhỏ, tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân, thợ thủ công …) và những người buôn bán nhỏ, hàng rong, quà vặt được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng dành cho người kinh doanh không thường xuyên tại chợ và phải chấp hành nội quy chợ”.
Theo VCCI, quy định này đang can thiệp vào mối quan hệ dân sự giữa doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ với người thuê địa điểm kinh doanh và vô hình trung sẽ không khuyến khích nhà đầu tư vào chợ.
Ngoài các quy định trên, dự thảo nghị định còn có một số quy định không rõ mục tiêu quản lý nhà nước và có nguy cơ biến tướng thành điều kiện kinh doanh bất hợp lý. Chẳng hạn như dự thảo đặt ra tiêu chuẩn diện tích, an ninh, an toàn của siêu thị, trung tâm thương mại; quy định về thời gian mở cửa; quy định về giới hạn về đợt bán hàng giảm giá…
VCCI cho rằng đây là những quy định can thiệp sâu vào quyền tự chủ kinh doanh và có thể tạo thêm các gánh nặng không cần thiết đối với doanh nghiệp.
VCCI đề nghị Bộ Công Thương điều chỉnh lại phạm vi điều chỉnh của dự thảo theo hướng thu gọn lại về phạm vi “quản lý và phát triển chợ”; đánh giá tác động một cách kỹ càng, thận trọng đối với các chính sách, nhất là các chính sách có tính chất là nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thực hiện.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.