Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo báo cáo, hiện nay có 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh với 3.571 yêu cầu, điều kiện (tính trung bình có khoảng hơn 14 yêu cầu, điều kiện áp dụng với mỗi ngành nghề đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác nhau) được quy định tại 231 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 66 luật, 3 pháp lệnh, 162 nghị định.
Các điều kiện kinh doanh được quy định khá đa dạng, thể hiện dưới nhiều hình thức, yêu cầu, điều kiện khác nhau và được phân thành 8 nhóm cơ bản, gồm: phải được tổ chức dưới hình thức pháp lý nhất định; yêu cầu về nhân lực, lao động; yêu cầu về năng lực sản xuất; yêu cầu về cách thức, bố trí tổ chức sản xuất, nhà xưởng; yêu cầu về năng lực tài chính tối thiểu; yêu cầu phải phù hợp với quy hoạch; yêu cầu nhân sự quản lý, vận hành phải được đào tạo; yêu cầu phải được chấp nhận của cơ quan nhà nước để được kinh doanh.
Kết quả rà soát cho thấy duy nhất Bộ Công Thương thực hiện mạnh việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cắt giảm được 675 điều kiện.
Các Bộ có động thái đáng kể trong đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh, gồm: Bộ Xây dựng (đề xuất bãi bỏ 5 ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, 6 ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 183 điều kiện), Bộ Giao thông vận tải (đề xuất cắt giảm 15% trong tổng số 498 điều kiện), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đề xuất cắt 118/345 điều kiện).
Ngoài ra, còn có Bộ Thông tin và Truyền thông (đề xuất cắt giảm, sửa đổi 51/250 điều kiện), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đề xuất cắt giảm 76/163 điều kiện)…
Các Bộ chưa có động thái gì trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh là: Bộ Giáo dục và Đào tạo (có 241 điều kiện thuộc 9 ngành nghề, cần bãi bỏ, cắt giảm 121 điều kiện), Bộ Quốc phòng (có 34 điều kiện thuộc 2 nhóm ngành nghề, cần bãi bỏ, cắt giảm 17 điều kiện) và Bộ Công an (66 điều kiện,cần tiếp tục cắt giảm 33 điều kiện, tuy nhiên Bộ cho rằng các điều kiện là hợp lý, cần thiết nên không đề xuất cắt bỏ).
Trước thực tế trên, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất, sửa đổi, bãi bỏ những quy định chồng chéo, không đồng bộ, không hợp lý.
"Việc cắt giảm, sửa đổi, bãi bỏ phải thực chất, không cắt giảm, bãi bỏ hoặc sửa đổi theo kiểu cơ học thuần túy, gộp nhiều điều kiện vào một điều kiện, tuyệt đối không cắt giảm, bãi bỏ cái này lại bổ sung cái khác hoặc sửa đổi, cắt giảm theo kiểu thay tên đổi họ", Tổ công tác nhấn mạnh.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.