Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thép Dana Ý (gọi tắt là Dana Ý), đơn khởi kiện của công ty được ông ký và gửi tới TAND TP. Đà Nẵng từ đầu năm 2019, tuy nhiên sau một thời gian chờ động thái hợp tác của chính quyền Đà Nẵng không thành, công ty mới chính thức kiện các quyết định của chính quyền ra tòa. "Để đến nông nỗi hôm nay là cả một quá trình Dana Ý bị o ép, kêu cứu mà không ai nghe", ông Tân bày tỏ.
Theo đơn khởi kiện của Dana Ý, vào năm 2006, khi chuyển từ KCN Hòa Khánh sang cụm CN Thanh Vinh (theo quyết định của UBND TP. Đà Nẵng), thì khu vực này chỉ có khoảng 30 hộ dân. Từ năm 2006, UBND TP. Đà Nẵng thống nhất chủ trương di dời các hộ dân cạnh CCN Thanh Vinh để tạo vành đai phân cách với khu dân cư cho phù hợp với tiêu chuẩn quy hoạch cụm công nghiệp (tối thiếu 500m đối với nhà máy thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam 4449:1987). Nhằm không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân khi các nhà máy hoạt động. Chủ trương này được người dân và doanh nghiệp hết sức hưởng ứng.
"Tuy nhiên, việc thực hiện giải tỏa, đền bù của thành phố lại không thông suốt, “treo” hàng chục năm, dẫn đến tình trạng bức xúc của người dân. Không những thế, cơ quan thẩm quyền vẫn tiếp tục cấp đất cho người dân làm nhà sát cạnh nhà máy (dù biết là vi phạm khoảng cách ly tối thiểu). Từ 30 hộ dân ban đầu, đến thời điểm hiện tại, con số đã lên đến 400 hộ dân, làm tình hình thêm phức tạp", ông Huỳnh Văn Tân cho biết.
Theo lãnh đạo Dana Ý, đầu năm 2016, các hộ dân rất bức xúc và phản ứng gay gắt về việc “treo” chủ trương giải tỏa. UBND TP. Đà Nẵng đã ra quyết định phải di dời nhà dân theo các Thông báo số 197/TB-UBND ngày 29/12/2016, số 05-TB-UBND ngày 22/02/2017.
Trao đổi với PV, ông Huỳnh Văn Tân cho hay, cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm định, kê khai đền bù. Người dân chờ nhận tiền đền bù, bố trí địa điểm tái định cư và công ty đã có chứng thư bảo lãnh kinh phí giải tỏa từ phía Agribank theo yêu cầu của UBND thành phố.
"Tuy nhiên, đầu năm 2018, UBND thành phố lại đột ngột thu hồi, hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân sát nhà máy. Việc này càng làm cho người dân phản ứng dữ dội. Hậu quả là ngày 26/02/2018, hàng trăm người dân địa phương đến bao vây nhà máy để gây áp lực với UBND thành phố phải tiếp tục di dời dân đến khu tái định cư khang trang hơn", ông Tân bức xúc.
Theo tìm hiểu của PV, sau kết luận (336-TB/TU, ngày 2/3/2018) của Thành ủy Đà Nẵng về việc hủy chủ trương giải tỏa di dời các hộ dân lân cận khu vực 2 nhà máy thép, đồng thời không để 2 nhà máy này tiếp tục hoạt động ở tại thôn Vân Dương (Hòa Liên), UBND TP. Đà Nẵng đã có báo cáo (1753/UBND-STP, ngày 14/3/2018 do Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh ký) về vấn đề này và nêu rõ, các phương án thu hồi đất, di dời nhà máy hoặc chấm dứt hoạt động của nhà máy đều dẫn đến việc phải đối mặt với kiện tụng hoặc phải đến đền bù số tiền rất lớn.
Cụ thể, theo phân tích của các bộ phận tham mưu cho UBND thành phố như Sở TNMT, Sở Tư pháp, Xây dựng... thì không có cơ sở pháp lý để ngưng hoạt động của 2 nhà máy thép.
Theo đó, theo quy định tại điều 48 Luật Đầu tư năm 2014, trong 8 yếu tố có thể chấm dứt hoạt động của một dự án, nếu đối chiếu với trường hợp của 2 nhà máy thép là Dana Ý và Dana Úc thì không có điểm nào có thể áp dụng. "Thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố đã thông báo tạm dừng hoạt động đối với 2 nhà máy. Tuy nhiên, việc thông báo tạm dừng là chưa đúng với quy định của pháp luật... Với thông báo tạm dừng, doanh nghiệp có thể khởi kiện UBND thành phố để yêu cầu bồi thường", công văn của UBND TP. Đà Nẵng nêu rõ.
Vì những cơ sở trên, báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng cho rằng 3 trường hợp có thể chấm dứt hoạt động của 2 nhà máy thép, gồm: Thỏa thuận với doanh nghiệp về phương án chuyển đổi công năng và chấm dứt; UBND TP ban hành quyết định hành chính thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, buộc dừng hoạt động; Thu hồi đất và di dời nhà máy. Trong 3 phương án này, phương án thứ nhất doanh nghiệp không đồng ý; phương án 2 thì doanh nghiệp chắc chắn kiện ra toàn. Vì vậy UBND TP đề nghị phương án 3 là khả thi nhất.
Cụ thể, sẽ có những đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra thực tế, sau đó tham mưu cho lãnh đạo Đà Nẵng đưa ra phương án thuyết phục nhất. Tuy nhiên, đến tháng 11/2018, Thường trực Thành ủy đã quyết định chấm dứt hoạt động đối với 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc như đã nêu.
"Chúng tôi bỏ hơn 400 tỷ ra lo khu tái định cư cho dân, đồng thời cam kết tự di dời, chấm dứt hoạt động sau thời gian giải quyết xong các thủ tục nhưng vẫn không được chấp nhận. Doanh nghiệp đã chịu thiệt đủ đường, đành chờ kết quả của tòa thôi", ông Huỳnh Văn Tân nói.
Theo ông Huỳnh Văn Tân, dư luận đồn người thân Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ có cổ phần ở Dana Ý là không có cơ sở. "Tôi khẳng định người thân anh Thơ hiện không có CP nào trong công ty cả", ông Tân nói Xác nhận với PV, UBND TP. Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ cũng đã ủy quyền giải quyết mọi việc liên quan đến 2 nhà máy thép cho Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.