Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Về Công ty Cổ phần Thép Dana-Ý, Thanh tra TP. Đà Nẵng xác định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) lần đầu đối với dự án Nhà máy sản xuất thép Thành Lợi và GCNĐT lần đầu đối với dự án Nhà máy thép Dana - Ý là không phù hợp với quy định ngành nghề tại cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng theo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt;
Không phù hợp với chủ trương của UBND thành phố về việc không cho đầu tư lắp đặt mới lò luyện thép trong các khu công nghiệp theo Thông báo số 104/TB-VP ngày 5/5/2006 của Văn phòng UBND thành phố;
Vượt công suất (100.000/10.000 tấn/năm) theo bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được phê duyêt; không bảo đảm khoảng cách ly tối thiểu 500m đối với khu dân cư theo TCVN 4449:1987.
Công ty Cổ phầnThép Dana-Ý không thực hiện xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng công trình là không đúng quy định của Điều 62 Luật Xây dựng năm 2003.
Công ty sử dụng dây chuyền luyện, cán thép có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và Ý theo nội dung đăng ký tại GCNĐT, nhưng trong quá trình hoạt động, công ty đã thay đổi một số hệ thống lò luyện không đúng với dây chuyền đăng ký ĐTM đã được phê duyệt.
Riêng trong giai đoạn từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2018, công ty sử dụng 3 lò luyện cảm ứng điện trung tần với công suất 30 tấn/mẻ, không sử dụng lò luyện công suất 25 tấn/mẻ và nhiều hơn 1 lò trung tần có công suất 12 tấn/mẻ so với ĐTM phê duyệt.
Về công suất, trong quá trình hoạt động, công ty sản xuất sản lượng luyện thép vượt công suất so với quy định tại GCNĐT, bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường và ĐTM của một số năm, vượt so với GCNĐT 21.680 tấn vào năm 2017; vượt so với ĐTM 21.680 tấn trong năm 2017...
Đến nay, mặc dù đã hoạt động sản xuất theo dây chuyển hệ thống lò luyện có thay đổi so với ĐTM nhưng nhà máy vẫn chưa có ĐTM được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo quy định.
Từ khi hoạt động đến nay, công ty không hợp đồng với các công ty môi trường để vận chuyển, xử lý xỉ lò luyện mà chủ yếu tự san lấp mặt bằng, một phần đang lưu giữ tại nhà máy.
Công ty đã từng bước khắc phục các vi phạm, tồn tại về bảo vệ môi trường nhưng vẫn chậm khắc phục xử lý chất thải rắn không đúng quy định, không bảo đảm cây xanh theo quy định, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.
Đối với Công ty Cổ phần Thép Dana-Úc, việc cấp GCNĐT lần đầu cho Công ty Cổ phần Thép Xuân Hưng tại cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng là không phù hợp với quy định về ngành nghề theo ĐTM được phê duyệt; không phù hợp với chủ trương của UBND thành phố về việc không cho đầu tư lắp đặt mới lò luyện thép trong các khu công nghiệp; vượt công suất theo đánh giá tác động môi trường (300.000/150.000 tấn/năm); vị trí nhà máy thép sát khu dân cư, không bảo đảm khoảng cách ly tối thiểu 500m…
Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Thép Dana-Úc đã hoạt động sản xuất nhưng không lập ĐTM phù hợp với công suất tại GCNĐT, thay đổi một số máy móc, thiết bị nhưng không lập lại, điều chỉnh, bổ sung ĐTM. Điều này không đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Công ty đã quản lý xỉ lò luyện không đúng theo quy định đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường cũng như cam kết tại hồ sơ môi trường đã được phê duyệt. Chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn theo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Do khoảng cách ly từ nhà máy đến khu dân cư không bảo đảm nên vấn đề tiếng ồn trong hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến khu dân cư vẫn không được giải quyết triệt để, không thực hiện trồng cây xanh xung quanh bảo đảm diện tích.
Đối với UBND TP. Đà Nẵng thẩm định, quy hoạch và cấp GCNĐT cụm công nghiệp Thanh Vinh sau đó chuyển nhượng cho 2 nhà máy thép không đảm bảo khoảng cách an toàn, vùng đệm tối thiểu về môi trường từ cơ sở sản xuất đến khu dân cư 50m là không đúng quy định. Trách nhiệm thuộc về Sở Xây dựng, Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Đà Nẵng C.T trong việc lập quy hoạch.
Việc UBND TP cấp sổ đỏ cho chủ đầu tư cụm công nghiệp, sau đó chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho 2 công ty với mục đích sử dụng là đất cụm công nghiệp, thời hạn sử dụng lâu dài là không đúng quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật Đất đai 2003. Việc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tiếp nhận hồ sơ đăng ký của Công ty Cổ phần Thép Dana - Ý; xử lý, trình UBND thành phố cấp và điều chỉnh GCNĐT không đúng quy định. Việc phê duyệt cấp GCNĐT thuộc trách nhiệm của lãnh đạo ban Xúc tiến Đầu tư và UBND thành phố.
Trách nhiệm của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và bộ phận tham mưu thuộc Sở trong việc xử lý, trình UBND thành phố; của lãnh đạo UBND thành phố trong việc cấp GCNĐT cho Công ty Cổ phần Thép Dana - Úc là không phù hợp với quy định về ngành nghề, không phù hợp với chủ trương của UBND thành phố về việc không cho đầu tư lắp đặt mới lò luyện thép trong các khu công nghiệp; vượt công suất theo ĐTM; vị trí dự án nhà máy sát khu dân cư không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 500m.
Khoảng cách từ nhà máy thép Dana-Ý đến khu dân cư là từ 31,5m đến 80,3m, khoảng cách từ nhà máy thép Dana-Úc đến khu dân cư là 27,2m đến 143,3m - chưa bảo đảm khoảng cách ly tối thiểu là 500m đối với nhà máy độc hại cấp II (công suất dưới 1 triệu tấn/năm đối với nhà máy luyện thép) theo quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN 01:2008/BXD.
Từ kết quả kiểm tra, Chánh Thanh tra thành phố Trần Huy Đức kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng và Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp Đà Nẵng tổ chức rút kinh nghiệm đối với thiếu sót trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng bảo đảm khoảng cách ly tối thiểu đối với khu dân cư theo quy định;
Rà soát lại quy hoạch tại dự án để tham mưu UBND thành phố xử lý những vấn đề có liên quan để khắc phục những hạn chế theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tế; xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm xây dựng công trình của Công ty Cổ phần Thép Dana-Ý theo quy định về pháp luật chuyên ngành.
Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với vi phạm về môi trường tại 2 nhà máy; tham mưu, đề xuất UBND thành phố biện pháp xử lý theo đúng quy định pháp luật về môi trường đối với các tồn tại, vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của 2 nhà máy thép nhưng đến nay chưa được khắc phục như: thực hiện không đúng một số nội dung ĐTM được duyệt, không có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, gây tiếng ồn vượt quy chuẩn, xử lý xỉ lò luyện không đúng quy định.
Chánh Thanh tra thành phố cũng yêu cầu tổng giám đốc 2 công ty nghiêm túc chấn chỉnh và có biện pháp khắc phục đối với các tồn tại, vi phạm trong quá trình hoạt động và bảo vệ môi trường như kết luận thanh tra đã nêu theo đúng quy định của pháp luật.
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Huỳnh Văn Tân - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dana - Ý cho biết: “Về Giấy phép xây dựng, trong giai đoạn đó, các công trình xây dựng trong Khu công nghiệp (cụm công nghiệp) tại Đà Nẵng hầu như không yêu cầu giấy phép xây dựng, do đó công ty mới không có cơ sở để hoàn thiện giấy phép. Vì vậy, công ty tự chịu trách nhiệm trong việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đối với Nhà máy Thép Dana - Ý theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 2 và Khoản 3, Điều 11, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”.
Theo ông Tân, khi xây dựng nhà máy, UBND thành phố, Ban quản lý khu công nghiệp Đà Nẵng và các cơ quan liên quan đều biết. Nếu có yêu cầu về giấy phép xây dựng thì vì sao từ năm 2008 đến nay, không có bất kỳ cơ quan quản lý nào trao đổi, làm việc, hướng dẫn Công ty xin giấy phép xây dựng hoặc xử phạt hành chính về việc không có giấy phép xây dựng (?).
Hơn nữa, đến năm 2016, nhà máy đã được Thành phố phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết TL 1/500 theo Quyết định số số 3988/QĐ-UBND ngày 21/6/2016 nên càng chứng tỏ nhà máy phù hợp với quy hoạch xây dựng trong cụm công nghiệp Thanh Vinh.
Ông Tân cho biết hiện tại nhà máy thép Dana - Ý cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, chỉ số môi trường của ngành sản xuất thép. Do vậy, không có cơ sở cho rằng nhà máy Dana - Ý gây ô nhiễm môi trường và thuộc trường hợp buộc phải dừng hoạt động do vi phạm pháp luật về môi trường.
“Trong khi chờ ĐTM bổ sung, doanh nghiệp vẫn thực hiện theo ĐTM được phê duyệt tại QĐ 7207/QĐ-UBND với nội dung cơ bản đáp ứng như hiện trạng sản xuất tại công ty. Đồng thời, Công ty tiếp tục đề nghị thành phố có hướng dẫn cụ thể để hoàn tất thủ tục ĐTM theo yêu cầu của Sở TN&MT”, lãnh đạo Công ty CP Dana - Ý nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.