Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trước đó, đường ống này đã bị ngừng hoạt động vào ngày 30/10. Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Ba Lan Gaz-System cho biết đường ống Yamal áp dụng “chế độ đảo ngược”, vận chuyển khí đốt ngược lại theo hướng từ Đức sang Ba Lan.
Thông thường, mức độ của dòng chảy qua đường ống giữa Ba Lan và Đức và hướng của chúng được quản lý bởi Gaz-System ở Ba Lan và Gascade ở Đức, dựa trên yêu cầu của khách hàng.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga khi đó cho biết việc ngừng cung cấp là do tất cả các đơn hàng vận chuyển khí đốt của châu Âu đã hoàn thành.
Cũng theo Gazprom, ngoài đường ống Yamal - Europe, Nga đang vận chuyển khí đốt tự nhiên đến Tây Âu thông qua một số tuyến đường khác nhau.
Dù vậy, điều đáng chú ý là đường ống không đưa khí đốt về phía Tây mà lại đảo ngược dòng chảy. Theo truyền thông địa phương của Nga, đảo ngược dòng chảy là một vấn đề ngắn hạn do thời tiết ấm hơn ở Đức vào cuối tuần qua. Theo báo cáo, nhiệt độ gần thủ đô Berlin của Đức đã duy trì trên 10 độ C trong những ngày gần đây.
Tới ngày 4/11, nguồn cung cấp khí đốt trực tiếp qua đường ống Yamal-Europe tới Đức đã được nối lại, theo thông báo của nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt châu Âu Gascade.
Khối lượng khí đốt được bơm trong giờ đầu tiên sau khi đường ống hoạt động trở lại đạt 186.600 m3.
Tuy nhiên, tới ngày 6/11, hãng thông tấn TASS của Nga dẫn dữ liệu của nhà điều hành vận chuyển khí đốt Gascade của Đức cho biết việc bơm khí sang Đức qua đường ống Yamal-Europe lại một lần nữa bị dừng lại và khí bắt đầu chảy theo chiều ngược lại.
Loạt diễn biến này xảy ra trong bối cảnh giá khí đốt ở châu Âu đang tăng cao và có những cáo buộc cho rằng Nga đang hạn chế nguồn cung cấp khí đốt vì các mục đích chính trị.
Theo New York Times, khí đốt tự nhiên, vốn đã thiếu hụt ở châu Âu từ mùa Thu năm nay, chuyển hướng khỏi Đức và quay trở lại phía Đông là một sự đảo ngược bất thường đối với một hệ thống đường ống dẫn lớn của Nga.
Nhiều người cũng đưa ra cáo buộc cho rằng Điện Kremlin đang hạn chế nguồn cung cấp khí đốt vì các mục đích chính trị, nhằm thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) cấp giấy phép hoạt động cho Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), vận chuyển khí đốt đến Đức thông qua các lãnh hải của Nga, Đức, Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.
Phía Nga thì cho biết họ đang tập trung vào việc bổ sung dự trữ trong nước trước khi xả thêm khí đốt sang châu Âu. Họ hy vọng quá trình bổ sung này sẽ kết thúc vào ngày 8/11.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Covid-19 bùng nổ ở châu Âu, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật hạ tầng 1.200 tỷ USD
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.