Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam năm 2021 cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến vận tải đường sắt, công ty mẹ chỉ đạt doanh thu 1.446,9 tỷ đồng, bằng 83,7% so với cùng kỳ và đạt 90,4% chỉ tiêu kế hoạch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao.
Lợi nhuận trước thuế âm 690,7 tỷ đồng, bằng 52,8% so với cùng kỳ, tương đương 101,3% chỉ tiêu kế hoạch.
"Năm 2022, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhu cầu vận tải hành khách tiếp tục giảm sâu, vì vậy sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Kịch bản dự kiến công ty mẹ tiếp tục lỗ, tuy nhiên tổng công ty sẽ thực hiện nhiều giải pháp để giảm lỗ", Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhận định.
Dự kiến chỉ tiêu doanh thu thực hiện trong năm khoảng 1.568 tỷ đồng, bằng 108,4% so với cùng kỳ, trong đó phấn đấu tăng sản lượng vận tải hàng hóa khoảng 20%. Lợi nhuận trước thuế âm 580 tỷ đồng, giảm lỗ 110,7 tỷ đồng.
Để thực hiện chỉ tiêu này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác vận tải hàng hóa, xác định mục tiêu chuyển hướng vận tải hàng hóa là chủ đạo, từng bước hỗ trợ cho vận tải hành khách đảm bảo doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ tàu chuyên tuyến, tàu container Bắc - Nam, container lạnh chở hoa quả, thực phẩm…
Cùng với đó là khai thác tối đa khối lượng vận tải hàng hóa tại các khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển có kết nối với đường sắt quốc gia, tích cực tham gia vào chuỗi logistics; rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành các quy chế, quy định về giá cước vận tải để có cơ chế khuyến khích phát triển kinh doanh vận tải hàng hóa.
“Để đẩy mạnh hàng liên vận quốc tế, tổng công ty sẽ xúc tiến các biện pháp tháo gỡ các nút thắt cơ chế, chính sách để nâng cao sản lượng các tuyến Hải Phòng - Lào Cai - Hà Khẩu - Côn Minh, Hà Nội - Đồng Đăng - Bằng Tường - Nam Ninh đến các địa phương khác của Trung Quốc và đi các nước thứ 3; tăng cường thu hút hàng xuất khẩu sang Nga, châu Âu bằng đường sắt”, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng kiến nghị các cấp có thẩm quyền các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giúp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, kiến nghị đưa các hạng mục quan trọng như hệ thống kho bãi, nhà ga, hạ tầng… vào gói kích cầu phục hồi kinh tế của Chính phủ sau đại dịch Covid-19, thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2023 để khắc phục các nút thắt, điểm nghẽn vận tải, đảm bảo việc đầu tư được đồng bộ, góp phần nâng cao năng lực và tăng hiệu quả của vận tải bằng đường sắt. Cùng đó tiếp tục cho áp dụng chính sách giảm phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo Thông tư 12/2021 cho các năm tiếp theo, giảm từ 8% xuống 4% như năm 2021. Cung cấp một gói hỗ trợ khẩn cấp cho tổng công ty bao gồm cấp hạn mức tín dụng 800 tỷ vay ưu đãi không tính lãi để bổ sung cho nguồn vốn lưu động và các chính sách hỗ trợ cho 13.000 lao động khối vận tải hiện đang bị mất và thiếu việc làm. |
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.