Đứt gãy dòng tiền: Sai lầm khiến ông chủ nhỏ phải bán nhà trả nợ

Giang Bình - 07/07/2024 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường suy giảm, tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn khiến nhiều trường hợp đứt gãy dòng tiền. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với tài chính cá nhân của chủ doanh nghiệp.

Đứt gãy hẳn dòng tiền

Chị Hương Anh (40 tuổi), Giám đốc một công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội, đồng thời đầu tư vào một hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch. Thời điểm sau Covid-19, doanh nghiệp của chị Hương Anh gặp khó khăn tài chính khi doanh thu xuất nhập khẩu giảm mạnh do thị trường Châu Âu suy thoái và hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch lãi không đều.

Trước đây, chị có dòng tiền tốt và đã sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, đất trang trại và một số căn biệt thự gần Hà Nội. Chị cũng thua lỗ khi đầu tư chứng khoán.

Để đối phó, chị phải bán rẻ một bất động sản để bổ sung dòng tiền cho kinh doanh. Hiện tại, chị đối mặt với áp lực từ những khoản nợ ngân hàng lớn, một số đã đến hạn thanh toán, và cần thêm vốn lưu động khi thị trường hồi phục…

“Mặc dù đã giao tài sản cho môi giới bán và chấp nhận cắt lỗ sâu, nhưng vẫn chưa bán được. Những khó khăn tài chính này khiến tôi rất căng thẳng và lo lắng, có những lúc đã phải tính bán chính căn nhà mà gia đình đang ở”, chị Hương Anh tâm sự.

Tương tự, anh Nguyễn Hoàng Thịnh (38 tuổi), chủ 2 doanh nghiệp SME về lĩnh vực truyền thông, quảng cáo tại Hà Nội cho biết, trước thời điểm dịch công việc kinh doanh tốt, dòng tiền khá ổn. Chỉ từ sau năm 2022, kinh tế khó khăn, công ty giảm doanh thu từ cuối năm 2021 và giảm mạnh những năm về sau.

Tuy nhiên, thời điểm cuối 2021 anh Thịnh đã có một quyết định “sai lầm” đó là dùng khoản tiền nhàn rỗi của công ty để đầu tư vào một dự án BĐS với khoản tiền khoảng gần 4 tỷ đồng.

“Hiện dự án đang “nằm im bất động”, khiến dòng vốn bị chôn theo. Tôi đã phải mượn sổ đỏ của bố mẹ để vay tiền phục vụ cho việc duy trì kinh doanh. Tất cả do thiếu kiến thức về quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp”, anh Thịnh nói thêm.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 5 tháng năm 2024 có 97.299 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trước đó, trong năm 2023 có 172.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 20,5% so với năm ngoái. Bình quân, một tháng có gần 14.4000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Những con số này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình và tầm quan trọng của việc quản lý dòng tiền trong bối cảnh kinh tế bất ổn.

Trước đó, theo thông tin từ sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2023, tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 895.876 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 98%. Những con số này cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng chính nhóm doanh nghiệp này là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước các biến động kinh tế.

Theo bà Giang Ái Bình, Chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân CTCP FIDT, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên, trong đó có quản lý tài chính.

Đầu tiên, doanh nghiệp SME đang thiếu một kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp và cá nhân. Một số khác chỉ tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu về kế toán thuế để đối phó với các cơ quan kiểm tra, mà không nhận ra rằng các chỉ số tài chính là thước đo quan trọng về sức khỏe của doanh nghiệp.

Tiếp theo, chưa tách biệt tài chính doanh nghiệp và cá nhân, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát thu chi và đánh giá tình hình tài chính của cả hai bên. Việc này cũng gây ra những bất cập trong việc trả lương cho bản thân chủ doanh nghiệp, làm cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trở nên khó khăn.

Kế đến, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực tài chính, tiền nhàn rỗi có mà không đầu tư, hoặc gặp khó khăn trong việc luân chuyển tài sản giữa các giai đoạn kinh doanh khác nhau, dẫn đến việc thiếu hụt vốn khi cần thiết.

Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến việc đứt gãy dòng tiền, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Các chủ doanh nghiệp SME thường không có dự báo dòng tiền, những kế hoạch ứng phó hay một quỹ dự phòng khẩn cấp. Một số chủ doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản có tính thanh khoản kém, dẫn đến khó khăn khi cần xử lý tài sản để bù vào hoạt động kinh doanh. Những người khác lại sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức, gây áp lực lớn khi gặp khó khăn về dòng tiền.

Chủ động tài chính cho doanh nghiệp SME

Trao đổi với VietnamFinance, bà Giang Ái Bình cho rằng, trong bối cảnh nêu trên, việc lập kế hoạch tài chính trở nên vô cùng quan trọng. Một kế hoạch tài chính chi tiết và linh hoạt không chỉ giúp doanh nghiệp dự đoán và chuẩn bị cho những tình huống khó khăn mà còn giúp quản lý dòng tiền hiệu quả hơn. Chủ doanh nghiệp cần phải dành thời gian để lập kế hoạch tài chính, ngay cả khi họ rất bận rộn với các công việc hàng ngày.

Ngay sau đó, cần đồng bộ hóa kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Ví dụ, khi vốn lưu động của doanh nghiệp bị thiếu hụt, chủ doanh nghiệp thường phải sử dụng tài sản cá nhân để bù đắp. Điều này gây ra sự mất cân đối trong tài chính cá nhân và có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính cho cả hai phía. Các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình tài chính cá nhân của chủ doanh nghiệp và ngược lại.

Hãy tìm đến và tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính, kế toán, kinh tế khi gặp khó. Họ không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản cá nhân một cách hiệu quả”, bà Bình nhấn mạnh.

Một vị Giảng viên Đại học Kinh Tế TP.HCM gợi ý thêm, cần theo dõi và đánh giá kế hoạch tài chính định kỳ. Chủ doanh nghiệp cần phải cam kết lập lịch đánh giá các tài liệu tài chính hàng tháng để kiểm tra xem họ đang thực hiện như thế nào so với kế hoạch đã đề ra. Điều này giúp họ phát hiện sớm những biến động bất thường và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất, lạm phát, chuỗi cung ứng và thị trường lao động liên tục thay đổi, việc theo dõi sát sao các yếu tố này sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời.

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động hiện nay, việc quản lý dòng tiền hiệu quả và đồng bộ hóa kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Chủ doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính, làm việc với đội ngũ chuyên gia và theo dõi sát sao tình hình tài chính của mình.

Bằng cách này, họ sẽ có thể chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống khó lường và duy trì sự ổn định tài chính cho cả doanh nghiệp và cá nhân.

Nhà giàu Việt dư tiền, gia sản hơn 600 tỷ USD cần tìm người quản lý

Nhà giàu Việt dư tiền, gia sản hơn 600 tỷ USD cần tìm người quản lý

Tài chính
(VNF) - Sự gia tăng dân số và thu nhập trung bình đầu người, đặc biệt, nhu cầu đầu tư và bảo vệ tài sản của nhóm dân số trong độ tuổi từ 25 đến 49 tuổi, đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản tại Việt Nam. Thị trường được McKinsey & Company dự báo sẽ đạt 600 tỷ USD vào năm 2027
Cùng chuyên mục
Hai tàu hoang trôi dạt từ Trung Quốc sang: Việt Nam tìm cách giải quyết

Hai tàu hoang trôi dạt từ Trung Quốc sang: Việt Nam tìm cách giải quyết

(VNF) - Hai con tàu hút không có người lái, trôi dạt tự do từ Trung Quốc sang Việt Nam có nguy cơ đâm hỏng các cây cầu trên sông Hồng

Phú Thọ công bố nguyên nhân sập cầu Phong Châu

Phú Thọ công bố nguyên nhân sập cầu Phong Châu

(VNF) - Tối 9/9, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Văn bản số 156/BC-UBND, báo cáo về sự cố sập, trôi cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C do ảnh hưởng của bão số 3.

Đấu giá đất Thanh Oai: Chỉ 13 lô đóng tiền, chủ lô đất hơn 100 triệu/m2 bỏ cọc

Đấu giá đất Thanh Oai: Chỉ 13 lô đóng tiền, chủ lô đất hơn 100 triệu/m2 bỏ cọc

(VNF) - Sau 30 ngày phiên đấu giá 68 lô đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) được tổ chức, đến nay chỉ mới có 13 lô đất được khách hàng đóng đủ tiền sử dụng đất.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão Yagi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão Yagi

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi).

Bộ Công Thương làm việc với công an và thanh tra về vi phạm điện gió, mặt trời

Bộ Công Thương làm việc với công an và thanh tra về vi phạm điện gió, mặt trời

(VNF) - Bộ Công Thương vừa có báo cáo Thủ tướng liên quan đến việc ban hành bổ sung, cập nhập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Huawei ra mắt điện thoại gập ba, đi trước Apple một nước?

Huawei ra mắt điện thoại gập ba, đi trước Apple một nước?

(VNF) - Bắt đầu từ ngày 7/9, Huawei đã gây chú ý lớn khi mở đặt hàng trước cho chiếc Huawei Mate X - được quảng cáo là chiếc điện thoại gập ba đầu tiên trên thế giới. Đây được coi là một nước cờ thông minh giúp Huawei chiếm trọn chú ý trước sự kiện ra mắt của Apple vào ngày 9/9.

Choáng ngợp biệt phủ của CEO Mailisa tại TP.HCM

Choáng ngợp biệt phủ của CEO Mailisa tại TP.HCM

(VNF) - Biệt phủ này tọa lạc tại một khu dân cư ở phường Thới An (quận 12, TP. HCM) với diện tích trên 4.000m2.

Nhiệt điện Quảng Trạch II hơn 2 tỷ USD: Chuyển từ đốt than sang dùng khí

Nhiệt điện Quảng Trạch II hơn 2 tỷ USD: Chuyển từ đốt than sang dùng khí

(VNF) - Nhà máy nhiệt điện LNG Quảng Trạch II với công suất 1.500MW trong quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt; tổng mức đầu tư hơn 52.000 tỷ đồng tới đây sẽ được thực hiện tại Khu kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình.

Hà Nội: Bàn giao đất bị thu hồi đúng tiến độ, thưởng tới 500 triệu

Hà Nội: Bàn giao đất bị thu hồi đúng tiến độ, thưởng tới 500 triệu

(VNF) - Các tổ chức kinh tế bàn giao mặt bằng đúng tiến độ có thể được thưởng lên tới 500 triệu đồng nếu có nhà xưởng hoặc nhà làm việc bị thu hồi.

Bảo hiểm tạm ứng, bồi thường ngay cho các thiệt hại do bão Yagi

Bảo hiểm tạm ứng, bồi thường ngay cho các thiệt hại do bão Yagi

(VNF) - Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm đã có công văn đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và Doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm do cơn bão số 3 gây ra, chậm nhất ngày 12/9