Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã báo cáo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 về bảo đảm nguồn vốn, chưa thống nhất về khai thác, vận chuyển, sử dụng khí trong suốt vòng đời của 2 dự án một cách bền vững…
Lãnh đạo EVN cho biết đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sử dụng nguồn vốn ODA dành cho dự án Ô Môn 3, khả năng huy động nguồn vốn vay thương mại cho dự án Ô Môn 4, khiến các dự án này có thể bị chậm so với tiến độ triển khai tổng thể của chuỗi dự án. Bên cạnh đó là cơ chế huy động điện lên lưới để bảo đảm tiêu thụ hết sản lượng khí cung cấp trong khi giá thành sản xuất điện khí đang cao hơn giá bán điện của EVN.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 là hết sức quan trọng, bảo đảm sự vận hành thông suốt, đồng bộ, hiệu quả của chuỗi dự án khí – điện lô B Ô Môn.
"Vì lợi ích đất nước, chúng ta không thể để chậm mãi thế này được, phải rõ trách nhiệm của các tập đoàn, bộ, ngành để tháo gỡ hoặc đề xuất hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc", Phó thủ tướng nói.
Chia sẻ những khó khăn của EVN trong quá trình triển khai 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4, cuộc họp thống nhất và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, theo thẩm quyền, đồng ý chủ trương chuyển giao 2 dự án này cho PVN làm chủ đầu tư. Theo phân tích, PVN đang có điều kiện thuận lợi về huy động nguồn vốn, năng lực thực hiện, cũng như có thể quản lý thống nhất, vận hành đồng bộ hạ tầng dùng chung của chuỗi dự án.
Phó thủ tướng giao EVN phối hợp chặt chẽ với PVN để khẩn trương chuyển giao toàn bộ kết quả những công việc đã được triển khai, cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư liên quan đến 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4.
Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính, kỹ thuật trong quá trình chuyển giao 2 dự án; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của EVN và PVN; báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn UBND TP. Cần Thơ thực hiện đầy đủ quy trình liên quan đến chuyển chủ trương đầu tư 2 dự án nhà máy nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 từ EVN sang PVN.
PVN khẩn trương hoàn thiện thủ tục, huy động nguồn vốn để nhanh chóng hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu triển khai 2 dự án; xem xét, tính toán việc phân phối khí trong chuỗi dự án khí - điện lô B Ô Môn, tránh được rủi ro, dự phòng các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư của nhà nước.
Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để chuyển nguồn vốn ODA dành cho dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3 từ EVN sang PVN theo đúng quy định.
"Lãnh đạo Bộ Công Thương khẩn trương làm việc với EVN, nắm bắt kỹ tình hình, nhất là những khó khăn, vướng mắc khác của tập đoàn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ", Phó thủ tướng lưu ý thêm.
Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3 có diện tích sử dụng đất khoảng 8,342ha, với tổng vốn đầu tư sơ bộ khoảng 27.596 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 9.926 tỷ đồng, vốn huy động 17.670 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện dự án nằm tại trung tâm điện lực Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Thời hạn hoạt động của dự án là 31 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất.
Còn dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 4 có địa điểm xây dựng tại khu vực Thới Lợi, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Quy mô công suất khoảng 1.050MW, tổng mức đầu tư gần 30.000 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.