Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại diễn đàn về phát triển ngày 23/9, đại diện EVN cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2022, giá thành khâu phát điện (chiếm tỷ trọng rất lớn 82,45% trong giá thành điện thương phẩm) tăng quá cao do giá nhiên liệu tăng mạnh (giá than nhập tháng 8 trung bình 417,4 USD/tấn, tăng 3,48 lần so với kế hoạch năm). Cùng với đó, các chi phí đầu vào (giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện) trong khâu phát điện cũng leo thang. Điều này tác động trực tiếp đến chi phí mua điện.
Mặc dù EVN đã nỗ lực cố gắng để tiết kiệm chi phí, huy động tối ưu các nguồn điện... để giảm lỗ, nhưng với các giải pháp trong nội tại EVN đã và đang thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện tăng cao so với kế hoạch đầu năm"
Lãnh đạo tập đoàn này đề nghị cho phép điều chỉnh giá bán lẻ điện một cách kịp thời theo đúng quy định của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở các thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện tác động trực tiếp đến chi phí mua điện mà đơn vị điện lực không có khả năng kiểm soát, bao gồm giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát và chi phí mua điện trên thị trường điện.
Thực tế, việc tăng giá điện dường như cũng đang được chuẩn bị khi Bộ Công thương đang xây dựng và lấy ý kiến về quy định điều chỉnh giá điện.
Theo dự thảo đang được ra lấy ý kến, Bộ Công Thương đề xuất chỉ cần giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1% thì EVN có thể tăng giá điện sinh hoạt. (Hiện nay, EVN chỉ được tăng giá điện nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3%. Mức giá này điều chỉnh khi các thông số đầu vào của các khâu: phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý tăng).
Nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng 1% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN sẽ được quyết định tăng giá điện. Trong trường hợp này, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Còn trong trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 5% đến dưới 10% và trong khung giá, EVN sẽ lập phương án giá bán lẻ điện bình quân trình Bộ Công Thương, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh, áp dụng từ năm 2019 đến nay. Mức này được Chính phủ quy định cứng (theo từng thời kỳ, năm) và là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt cho người dân, doanh nghiệp. Sau đó, Bộ Công Thương sẽ cùng các cơ quan rà soát, kiểm tra và có ý kiến về phương án điều chỉnh giá điện do EVN trình. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan quản lý, EVN quyết định tăng giá điện theo từng nhóm khách hàng từ ngày 1/10 của năm có biến động giá.
Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 10% trở lên, thẩm quyền quyết định tăng giá thuộc Thủ tướng. Quyết định sẽ được Thủ tướng đưa ra trên cơ sở báo cáo, rà soát từ các cơ quan quản lý và ý kiến của Ban chỉ đạo điều hành giá. Thời gian điều chỉnh từ ngày 1/10 của năm biến động giá.
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, EVN ghi nhận khoản lỗ trên 16.500 tỷ đồng do chi phí sản xuất điện tăng cao.
Theo tính toán của EVN vào tháng 6 vừa qua, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 ở mức 1.915,59 đồng/kWh, cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.