'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022.
Theo đó, EVN ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luỹ kế hơn 221.230 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng giá vốn bán hàng của doanh nghiệp này lại tăng hơn 225.440 tỷ đồng, khiến ghi nhận lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ là hơn 4.200 tỷ đồng.
Khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của EVN nửa đầu năm 2022 là hơn 12.677 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi trên 10.072 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của công ty mẹ cũng ghi nhận doanh thu 189.194 tỷ đồng, còn lỗ sau thuế hơn 17.358 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý... EVN ghi nhận lỗ sau thuế hợp nhất hơn 16.586 tỷ đồng.
Kết quả này gây bất ngờ, bởi các năm gần đây, lợi nhuận của EVN liên tục tăng trong 5 năm vừa qua. Cụ thể, năm 2017 và 2018, EVN lãi 6,6-6,8 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, lợi nhuận của EVN tăng gấp rưỡi lên 9,7 nghìn tỷ đồng. Năm 2020, lợi nhuận của EVN tăng tới 14,5 tỷ đồng. Còn năm 2021, lợi nhuận của EVN đạt 14,7 nghìn tỷ đồng.
Theo EVN, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào như than, dầu, khí... tăng cao trong khi giá bán vẫn giữ nguyên là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến khoản lỗ này.
EVN giải thích từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (than, dầu, khí) tăng cao đột biến khiến tình hình tài chính của tập đoàn này gặp khó khăn.
Tính tới 30/6, tổng tài sản của EVN khoảng 673.157 tỷ đồng, giảm gần 4,6% so với đầu năm. Cuối quý II/2022, EVN có vốn chủ sở hữu gần 230.680 tỷ đồng, giảm trên 17.230 tỷ so với đầu năm.
Trong báo cáo Bộ Công Thương hồi tháng 7, EVN cũng cho hay, giá điện đang đứng trước áp lực tăng giá khi các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện đều tăng vọt từ đầu năm đến nay. Đơn cử, bình quân giá than trộn của TKV, Tổng công ty Đông Bắc tăng 63%. Giá than nhập khẩu tăng gấp đôi, lên 304,8 USD/tấn.
Tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 181,92 tỷ kWh, tăng 5% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng điện nhập khẩu 8 tháng là trên 1,9 tỷ kWh, chiếm 1%.
EVN cho biết, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 lên mức 1.915,59 đồng một kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019 là 1.844,64 đồng/kWh.
Chi phí sản xuất và giá bán lẻ điện bình quân tăng nhưng EVN cho biết chưa đề xuất tăng giá điện. EVN khẳng định tiếp tục đảm bảo sản xuất, cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt người dân.
Liên quan đến giá điện, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá - cho biết, trước mắt xem xét chưa điều chỉnh tăng giá điện nhưng với áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào thì cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán để giữ ổn định giá điện.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.