Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
9 tháng năm nay, FPT ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu thuần đạt 19,6 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 3,51 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1%.
Mảng gia công phần mềm tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của công ty khi ghi nhận 7,8 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (tăng trưởng 32,1%) và 1,25 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng trưởng 34%).
Trong 9 tháng, 68% doanh thu gia công phần mềm đến từ dịch vụ công nghệ thông tin truyền thống (tăng trưởng 31%). Còn lại 32% đến từ dịch vụ chuyển đổi số (tăng trưởng 35%).
Tại cuộc họp với FPT để cập nhật kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 và triển vọng dài hạn, chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI cho biết ban lãnh đạo FPT đặt kế hoạch 465 triệu USD doanh thu gia công phần mềm cho cả năm và công ty đã hoàn thành 72% kế hoạch vào cuối tháng 9/2019.
SSI nhấn mạnh, doanh thu trên mỗi kỹ sư FPT tăng 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 514 triệu đồng, cho thấy công suất tăng trong kỳ. Cùng với đó, số lượng khách hàng có doanh thu trên 1 triệu USD tăng từ 57 khách trong 9 tháng năm ngoái lên 85 khách trong 9 tháng năm nay, chiếm 65% tổng doanh thu gia công phần mềm.
Công ty chứng khoán này ước tính FPT sẽ vượt kế hoạch doanh thu vào cuối năm nay.
Nhật bản đang là thị trường lớn nhất của FPT, chiếm 53% doanh thu gia công phần mềm, đóng góp 4,15 nghìn tỷ đồng doanh thu (tăng trưởng 24%), thấp hơn một chút so với tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái là 31%.
SSI cho biết có ba lý do chính. Thứ nhất, quy mô của thị trường tăng. Thứ hai, cạnh tranh từ các công ty gia công Việt Nam có quy mô nhỏ hơn, với 100-1.000 công nhân. Thứ ba, Fsoft thay đổi chiến lược tập trung vào các hợp đồng lớn hơn từ khách hàng hiện hữu, thay vì tìm kiếm các hợp đồng nhỏ mới.
Ban lãnh đạo FPT tin rằng cạnh tranh giữa các công ty gia công Việt Nam và Trung Quốc ở thị trường Nhật Bản đang giảm dần. Theo FPT, các công ty Trung Quốc đang quay trở lại phục vụ thị trường trong nước khi nhu cầu bùng nổ.
Mặt khác, thị trường Mỹ (chiếm 25% doanh thu gia công phần mềm) cũng ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu cao hơn ước tính là 60% (nếu không bao gồm Intellinet là 51%).
Nhờ xâm nhập thị trường mạnh mẽ hơn sau thương vụ Intellinet, FPT có thêm 10 khách hàng mới, ghi nhận doanh thu trên 1 triệu USD, trong khi doanh thu trên mỗi khách hàng hiện tại cũng tăng đáng kể. Ví dụ, hợp đồng với UPS tăng từ 4 triệu USD trong năm 2018 lên 9 triệu USD trong năm 2019.
Trong khi đó, thị trường EU và Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) (chiếm 21% doanh thu gia công phần mềm) cùng ghi nhận tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 27%.
Song song, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin trong nước tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, ở mức 11,6%, đạt 3,3 nghìn tỷ đồng. Mặc dù thấp hơn nhiều thị trường nước ngoài nhưng SSI nhận định đây là mức đáng khích lệ so với tăng trưởng 2,3% trong năm 2018, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ từ dịch vụ ngân hàng.
Hiện mảng gia công phần mềm đang chiếm khoảng 36% lợi nhuận trước thuế của FPT.
SSI cho rằng dịch vụ chuyển đổi số vẫn sẽ là trọng tâm của FPT với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận hàng năm khoảng 40-50%. Do đó, kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận mảng gia công phần mềm ước đạt 30%/năm trong 3 năm tới.
Để hoàn thành kế hoạch này, FPT cần tăng 20%/năm số lượng kỹ sư Fsoft, cũng như tăng công suất.
Trong bối cảnh thị trường nhân sự công nghệ thông tin cạnh tranh cao như hiện nay (thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn), FPT sẽ tăng thêm 20% lương khởi điểm cho các kỹ sư công nghệ thông tin vào năm tới và đặt mục tiêu trở thành “nhà tuyển dụng hàng đầu”.
Gần đây công ty đã đưa ra một số chính sách mới cho nhân viên chủ chốt với ưu đãi mua nhà ở mức giá và lãi suất hợp lý.
"Do tăng công suất, FPT sẽ có thể tăng phí kỹ sư cho khách hàng, do đó có thể theo đuổi mục tiêu tăng giá trị hợp đồng đối với các khách hàng hiện tại", SSI cho hay.
Bên cạnh mảng gia công phần mềm, dịch vụ viễn thông hiện cũng là trụ cột của FPT khi chiếm khoảng 37% lợi nhuận trước thuế. Ftel - đại diện cho mảng viễn thông - đặt mục tiêu đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 15-18%/năm trong 3 năm tới.
Riêng với phân khúc IPTV, theo ban lãnh đạo FPT, IPTV sẽ tiếp tục chịu lỗ trong năm 2019 vì vẫn đang ở trong giai đoạn đầu tư và ước tính sẽ hòa vốn vào năm 2020.
Trên cơ sở những dữ liệu trên, SSI dự báo doanh thu thuần của FPT đạt 28,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2019, tăng 20,7% so với năm ngoái. Lợi nhuận ròng công ty mẹ ước đạt 3,29 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 26%.
Cho năm 2020, SSI dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng công ty mẹ của FPT đạt lần lượt 33,4 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 19,1%) và 3,89 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 18%).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.