Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 31/TTg-KGVX về việc chấp thuận chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Theo đó, Thủ tướng chấp thuận về chủ trương cho phép FPT Telecom có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 0,002% như kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thủ tướng đề nghị FPT Telecom tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan có giải pháp thoái vốn đầu tư nước ngoài trong công tuy về tỷ lệ 0% trong quá trình cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Cũng theo công văn, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thực hiện cấp phép theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền của FPT Telecom.
Được biết, Việt Nam hiện có 38 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (tăng 1 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2021). Bên cạnh các doanh nghiệp đã được cấp phép và hoạt động theo pháp luật, thị trường truyền hình trả tiền trong nước đang có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT TV xuyên biên giới, như Netflix, AppleTV, WeTV, IQIYI…
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.