Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
"Chúng tôi sẽ không cung cấp dầu cho những quốc gia sẽ áp đặt mức giá trần. Dầu và các chế phẩm từ dầu của chúng tôi sẽ được chuyển hướng đến các quốc gia sẵn sàng hợp tác", bà Elvira Nabiullina tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 22/7.
Bà Nabiullina đồng thời cảnh báo rằng đề xuất của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhằm tước bỏ nguồn thu từ năng lượng của Nga sẽ đẩy giá dầu toàn cầu tăng mạnh.
Mới đây, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cũng khẳng định rằng nước này sẽ không cung cấp dầu nếu mức giá trần đưa ra thấp hơn chi phí khai thác tài nguyên.
“Nếu những mức giá mà họ đang nói đến thấp hơn chi phí để sản xuất dầu. Nga sẽ không đảm bảo cung cấp lượng dầu đó ra các thị trường thế giới. Điều này có nghĩa là Nga sẽ không chịu lỗ”, ông Novak phát biểu trên một kênh truyền hình của Nga.
Thời gian gần đây các nước G7 đang nỗ lực bàn bạc để đưa ra thống nhất về việc áp giá trần lên dầu Nga, cũng như đưa ra các biện pháp khác để hạn chế thu nhập từ việc xuất khẩu dầu của Moscow.
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado ngày 20/7, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo cho biết Washington hy vọng giá trần trên phạm vi toàn cầu đối với dầu mỏ của Nga sẽ được đưa ra trước tháng 12 tới.
Theo Bloomberg, mức giá cận biên có thể được áp đặt ở mức 40-60 USD/thùng (hiện dầu từ Nga đang được giao dịch trung bình ở mức 80-85 USD/thùng).
"Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng khi lệnh cấm bảo hiểm có hiệu lực, mức giá trần trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp giảm giá năng lượng và cũng cho phép năng lượng của Nga được đưa ra thị trường thế giới”, ông Adeyemo nhấn mạnh.
Theo số liệu của Bộ Năng lượng Nga, từ ngày 1-17/7, các hãng dầu Nga đã bơm ra thị trường trung bình 10,78 triệu thùng/ngày, tăng khoảng 0,6% so với cùng kỳ tháng 6. Như vậy, sản lượng dầu của Nga đã ghi nhận chuỗi tăng kéo dài 3 tháng bất chấp các đòn trừng phạt chưa từng có từ phía Mỹ và châu Âu.
Nga hiện là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới sau Saudi Arabia. Hiện Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, một số quốc gia ở châu Phi và Trung Đông đã tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Nga trong bối cảnh giá dầu của nước này đang giảm sâu so với giá dầu thế giới.
Xem thêm >> ‘WB sẵn sàng đồng hành cũng Việt Nam trong phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế’
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.