Gây ô nhiễm môi trường: Thêm nhiều tội danh, tăng hình phạt tù

Anh Phan - Thứ năm, 24/04/2025 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), tội “gây ô nhiễm môi trường” được sửa đổi thành “tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường” sẽ có khung hình phạt cao hơn nhiều so với hiện hành.

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025 đã đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với một số tội danh và một số hành vi. Trong đó, tội phạm về môi trường là nhóm hành vi được siết chặt chế tài đáng kể, phản ánh xu hướng tăng cường tính răn đe và phù hợp với thông lệ pháp luật quốc tế.

Theo dự thảo, tội “gây ô nhiễm môi trường” được sửa đổi thành “tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường” sẽ có khung hình phạt cao hơn nhiều so với hiện hành. Theo dự thảo, khung hình phạt đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường được đề xuất điều chỉnh tăng mạnh ở cả ba cấp độ vi phạm. Cụ thể, ở khoản 1, mức phạt tù sẽ tăng từ 3 tháng – 2 năm hiện hành lên 1 – 3 năm, trong khi mức phạt tiền được điều chỉnh từ tối đa 500 triệu đồng lên tối đa 3 tỷ đồng.

Ở khoản 2, mức án tù được nâng từ 1 – 5 năm lên 3 – 7 năm, đồng thời mức phạt tiền cũng tăng từ tối đa 1 tỷ đồng lên 6 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đối với các tội quy định tại khoản 3, hình phạt tù được điều chỉnh từ 3 – 7 năm lên 7 – 12 năm. Song song với đó, mức phạt tiền tối đa cũng được nâng từ 3 tỷ đồng lên tới 18 tỷ đồng – mức tăng gấp 6 lần so với quy định hiện hành.

Đối với tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, dự thảo Bộ luật Hình sự cũng đề xuất nâng mạnh cả khung hình phạt tù và mức xử phạt tiền. Ở khoản 1, hình phạt tù được điều chỉnh từ 3 tháng – 2 năm lên 1 – 3 năm, trong khi mức phạt tiền tăng từ tối đa 200 triệu đồng lên 1,2 tỷ đồng.

Tại khoản 2, mức án tù được nâng từ 2 – 5 năm lên 3 – 7 năm, đồng thời mức phạt tiền tăng gấp sáu lần, từ 1 tỷ đồng hiện hành lên đến 6 tỷ đồng.

Ở khoản 3, hình phạt tù được đề xuất nâng từ 5 – 10 năm lên 7 – 15 năm, thể hiện xu hướng siết chặt xử lý hình sự đối với các hành vi gây nguy hại trong lĩnh vực chất thải công nghiệp độc hại.

Ảnh minh hoạ.

Bên cạnh các điều chỉnh về khung hình phạt đối với tội phạm môi trường, dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cũng đề xuất nâng mức hình phạt tù tối đa đối với tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người từ 12 năm lên 15 năm. Động thái này phản ánh quan điểm tăng cường trách nhiệm hình sự đối với các hành vi đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát khó lường.

Đáng chú ý, dự thảo còn điều chỉnh giảm mức định lượng cấu thành tội danh trong trường hợp xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, hạ mức thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần xuống từ 03 đến 05 lần; hạ mức thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn quốc gia về môi trường từ 03 lần đến 05 lần xuống từ 02 đến 03 lần tại các khung, khoản trong tội này.

Ngoài ra, để hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng chuyên biệt và hiệu quả hơn, dự thảo lần này cũng bổ sung một tội danh mới: Tội vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn sinh hoạt. Đây là tội danh được tách ra từ tội gây ô nhiễm môi trường.

Báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường năm 2023 cho thấy nhiều chỉ số môi trường quan trọng tiếp tục ở mức báo động, phản ánh khoảng cách lớn giữa tốc độ phát sinh chất thải và năng lực xử lý của hệ thống hạ tầng hiện nay.

Cụ thể, tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ các làng nghề ngày càng tăng, trong khi tỷ lệ thu gom và xử lý tại các đô thị mới chỉ đạt khoảng 17%. Đây là con số đáng lo ngại trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh và nhu cầu bảo vệ môi trường sống ngày càng cấp thiết.

Ở khu vực nông thôn, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ước tính lên tới 67.877 tấn/ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom, xử lý mới đạt khoảng 77%, cho thấy vẫn còn hàng chục nghìn tấn rác thải chưa được quản lý hiệu quả mỗi ngày.

Về mặt xử lý vi phạm, trong năm 2023, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 24.600 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Trong đó, có 606 vụ bị khởi tố hoặc đề nghị khởi tố hình sự, và hơn 22.700 vụ bị xử phạt hành chính.

DNP Holding bị xử phạt về môi trường và buộc phải di dời nhà máy

DNP Holding bị xử phạt về môi trường và buộc phải di dời nhà máy

Thị trường  - 7h
(VNF) - Công ty cổ phần DNP Holding vừa bị xử phạt 320 triệu đồng do có hành vi đang hoạt động sản xuất nhưng không có giấy phép môi trường theo quy định.
DNP Holding bị xử phạt về môi trường và buộc phải di dời nhà máy

DNP Holding bị xử phạt về môi trường và buộc phải di dời nhà máy

(VNF) - Công ty cổ phần DNP Holding vừa bị xử phạt 320 triệu đồng do có hành vi đang hoạt động sản xuất nhưng không có giấy phép môi trường theo quy định.

Vi phạm về môi trường, Công ty Johnson Wood nhận 'án' phạt

Vi phạm về môi trường, Công ty Johnson Wood nhận 'án' phạt

(VNF) - Công ty cổ phần Johnson Wood bị xử phạt chính tổng số tiền 550 triệu đồng do có hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định và chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị không có chức năng xử lý chất thải.

Xử phạt Hyosung Vina Industrial Machinery vì vi phạm môi trường

Xử phạt Hyosung Vina Industrial Machinery vì vi phạm môi trường

(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nhận quyết định xử phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ý kiến ( )
Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long

Tàu du lịch bị dừng hoạt động vì khách dùng chai nhựa 1 lần trên Vịnh Hạ Long

(VNF) - Ban quản lý vịnh Hạ Long vừa tạm dừng hợp đồng về neo đậu, hoạt động tại các cảng, bến, vùng nước trên vịnh Hạ Long đối với tàu du lịch Thịnh An 88, QN-8618.

Việt Nam thành nước thu nhập cao: Tháo nút thắt thể chế và thích ứng biến đổi khí hậu

Việt Nam thành nước thu nhập cao: Tháo nút thắt thể chế và thích ứng biến đổi khí hậu

(VNF) - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để biến khát vọng này thành hiện thực, Việt Nam cần gỡ bỏ nút thắt thể chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tín dụng xanh tăng 21%/năm, nhiều ngân hàng vẫn chưa nhập cuộc

Tín dụng xanh tăng 21%/năm, nhiều ngân hàng vẫn chưa nhập cuộc

(VNF) - Dù tín dụng xanh đang ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 21% mỗi năm nhưng nhiều tổ chức tín dụng vẫn chưa có động thái rõ nét trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.

TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

TP. HCM chuyển đổi toàn bộ xe máy công nghệ sang điện

(VNF) - Để giảm phát thải và thúc đẩy giao thông bền vững, TP. HCM đang đẩy mạnh kế hoạch chuyển đổi khoảng 400.000 xe máy công nghệ từ động cơ xăng sang xe điện. Kế hoạch này bao gồm khảo sát nhu cầu, xây dựng hệ thống trạm sạc và đề xuất chính sách ưu đãi cho tài xế, dự kiến hoàn thiện trong tháng 6 và công bố lộ trình vào tháng 7.

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

Nguồn điện xanh khổng lồ bỏ phí vì ách tắc thủ tục pháp lý

(VNF) - Được đánh giá là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng song các nhà đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn gần ngại đầu tư vào lĩnh vực này do thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc lo ngại về thủ tục pháp lý và hiệu quả vận hành.

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

Đề xuất hỗ trợ lãi suất 2% khi vay vốn thực hiện dự án xanh, ESG

(VNF) - Điều 9 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đề xuất chi tiết về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Cụ thể, dự thảo nghị quyết đề xuất doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

Báo động tình trạng gian lận tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

(VNF) - Trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu, các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đã triển khai nhiều cơ chế nhằm giảm phát thải khí nhà kính (KNK), trong đó nổi bật là hệ thống tín chỉ carbon. Cơ chế này cho phép doanh nghiệp bù đắp phát thải của mình bằng cách đầu tư vào các dự án môi trường hoặc mua tín chỉ từ các đơn vị đã giảm phát thải thành công. Tuy nhiên, một số chuyên gia và tổ chức môi trường cảnh báo rằng hệ thống này cũng tạo ra lỗ hổng cho các hành vi gian lận, đe dọa tính mi

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

Tín dụng xanh: Dòng tiền ách tắc vì thiếu quy định

(VNF) - Dòng vốn tín dụng xanh đang được kỳ vọng trở thành một trong những lực đẩy chiến lược để thúc đẩy phát triển bền vững tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, để dòng vốn này thực sự phát huy hiệu quả, cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý và có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía.

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế

(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.