Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Đề xuất giảm giá bán lẻ điện xuống còn 5 bậc
Chất vấn tại Phiên họp thứ 36, đại biểu Phạm Văn Hoà đã đề cấp đến vấn đề giá điện. Cụ thể, đại biểu Hoà cho rằng việc áp dụng biểu giá điện bậc thang hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân. "Giá điện bậc 1 chỉ giới hạn ở 50kWh cho sinh hoạt, khiến người tiêu dùng phải trả tiền điện cho EVN kèm theo mức thuế VAT 10%, điều này được xem là chưa hợp lý", ông nói.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết giá điện bậc thang là một mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Điện khác với các ngành khác vì sản xuất điện càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến môi trường.
Bộ trưởng cũng cho biết theo Quyết định 28/2014, biểu giá bán lẻ điện bình quân gồm sáu bậc. Gần đây, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì sửa đổi và bổ sung quy định này.
"Trong dự thảo trình Chính phủ sáng nay, biểu giá điện đã được giảm từ sáu bậc xuống còn năm bậc. Trong đó, bậc đầu tiên đã được nâng từ 0-50kWh lên 0-100kWh, đáp ứng đúng mong muốn của đại biểu Phạm Văn Hòa", Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh mục tiêu là hỗ trợ người nghèo, giữ nguyên mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho người có hoàn cảnh khó khăn đối với 30kWh đầu tiên. Từ 30kWh trở đi, người tiêu dùng sẽ phải thanh toán theo quy định.
Ngoài ra, để xóa bỏ sự bất hợp lý giữa các đối tượng sử dụng điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong Nghị định 28 sửa đổi lần này, cũng có đề xuất điều chỉnh khung giá cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, giúp giá điện trong lĩnh vực dịch vụ và sinh hoạt trở nên tương xứng hơn, tránh việc bù chéo giữa các đối tượng.
Giải pháp xử lý tình trạng gian lận thương mại
Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Thạch Phước Bình cho biết trong lĩnh vực công thương, tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng nhập lậu đang trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, làm tổn hại đến các doanh nghiệp chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng trong nền kinh tế thị trường, gian lận thương mại có thể coi là một đặc trưng hay là một đặc tính vốn có.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong thời gian tới, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này, đặc biệt là cơ chế xử phạt các hành vi gian lận thương mại, bao gồm cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, nâng cao việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, cùng với luân chuyển vị trí công tác của những người làm việc trong môi trường này. Đồng thời thực hiện hiệu quả đề án chống hàng giả, hàng gian và hàng kém chất lượng, yêu cầu sự vào cuộc nghiêm túc không chỉ của Bộ Công Thương mà còn của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, và người sản xuất.
Ông Diên cũng cho biết Bộ sẽ phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nước để xử lý hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử với nguồn hàng từ nước ngoài vào rất lớn. Cùng với đó, tiếp tục xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan chức năng, ví dụ như các sàn giao dịch thương mại điện tử, phòng đăng ký và các chủ sàn.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.