Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sau 13 giờ ngày 14/7, giá vàng miếng thương hiệu quốc gia SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mua vào - bán ra trong khoảng 56,65 – 57,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới lúc này đang ở mức 1.815,1 USD/ounce.
So với hôm qua, giá vàng trong nước hôm nay tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào lẫn chiều bán ra; giá vàng thế giới tăng 4 USD/ounce (gần 100.000 đồng). Tính trong 2 ngày qua, giá vàng thế giới đã tăng gần 500.000 đồng/lượng, nhưng giá vàng trong nước thay đổi khá ít.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được niêm yết quanh mức 51,25- 51,95 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Chênh lệch giá mua - bán hôm nay tiếp tụcđược công ty SJC giữ ở mức 750.000 đồng/lượng, đây là mức rất cao so với bình quân 400.000 đồng ở các tháng trước.
Tại TP. HCM cũng như nhiều tỉnh thành khác, chính quyền đang áp dụng giãn cách xã hội phòng chống Covid-19, nên khá nhiều tiệm kinh doanh vàng, trang sức đã tạm ngừng hoạt động.
Khoảng cách chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước vẫn duy trì ở mức cao. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết, giá vàng thế giới đang thấp hơn giá vàng SJC hơn 7 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đêm 13/7 thấp hơn khoảng 4,2% (80 USD/ounce) so với cuối năm 2020.
Trong ngày 13/7, giá vàng thế giới có lúc tăng giảm chớp nhoáng hàng chục USD sau khi Mỹ công bố dữ liệu liên quan đến lạm phát cao hơn dự báo.
Cụ thể, khoảng 21 giờ ngày 13/7, Bộ Lao động Mỹ thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,9%, cao hơn 0,4% so với dự báo là 0,5%, kéo lạm tại Mỹ lên tới 4,5% (tính từ tháng 6/2020 đến tháng 6-2021). Lạm phát tại Mỹ gia tăng khiến USD suy yếu so với nhiều đồng tiền khác đã kích thích nhiều người đưa vốn vào kim loại quý. Giá vàng có lúc tăng 10 USD/ounce.
Thế nên khi giá vàng thế giới leo lên 1.817 USD/ounce, một số nhà đầu tư chuyên lướt sóng vàng đã chớp thời cơ bán ra thu về lợi nhuận. Số khác thì tranh thủ bán khống chờ giá vàng đi xuống sẽ mua vào hưởng chênh lệch. Chỉ sau vài phút giao dịch, giá vàng thế giới "bay" 17 USSD/ounce, xuống còn 1.800 USD/ounce.
Sau đó, những người đã bán khống bắt đầu mua vào. Giá vàng thế giới giành lại 15 USD/ounce, từ 1.800 USD/ounce vọt lên 1.815 USD/ounce. Ở mức giá này, một số nhà đầu tư khác lại tranh thủ bán vàng thu hồi vốn. Giá vàng 6 giờ ngày 14/7 giao dịch tại 1.808 USD/ounce.
Lạm phát lõi tiếp tục chứng kiến mức tăng chưa có tiền lệ. Theo đó, lạm phát tăng tới 4,5% trong vòng 1 năm qua. Đây là mức tăng theo năm cao nhất kể từ tháng 11/1991. Lạm phát tăng cao đã ngay lập tức kéo giá vàng đi lên cho dù đồng USD cũng tăng so với các đồng tiền khác.
Thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch Covid-19 với chủng virus mới. Những bất ổn khiến cả vàng và USD tăng giá. Vàng tăng ngay cả khi người dân nhiều nước phải bán vàng ra để chi tiêu khi thu giảm giảm vì dịch.
Giá hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng mạnh. Nhiều báo cáo lo ngại về tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu vẫn đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới.
Vàng chạm mức thấp nhất trong ngày vào 29/6 ở 1.750 USD/ounce, nhưng sau đó xu hướng tăng được duy trì trong 5 ngày giao dịch liên tiếp tiếp. Mức đỉnh được lập trong tuần qua là 1.819 USD trước khi giá vàng có những phiên điều chỉnh nhẹ.
Với nhiều biến thể Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn chưa chắc chắn, tình hình sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.