Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Để thực hiện mục tiêu này, dự kiến giai đoạn 2021-2030 cần 1.031.365 tỷ đồng đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo, và 1.947.173 tỷ đồng giai đoạn 2031-2045. Tổng cộng là gần 3 triệu tỷ đồng, tương đương 130 tỷ USD, trung bình 5,2 tỷ USD mỗi năm. Để hiện thực hoá mục tiêu này, một trong những vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là nguồn vốn, trong đó chiếm một tỷ lệ đáng kể là tín dụng ngân hàng.
Trong 5 năm qua, Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ đã ban hành một số văn bản, chính sách phục vụ phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể là: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 về kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020; Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31/8/2018 ban hành kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Trước năm 2017, các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện giải ngân vốn cho các dự án năng lượng tái tạo từ các nguồn của các tổ chức quốc tế như: World Bank, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vốn viện trợ không hoàn lại. Từ năm 2017, sau khi Chính phủ ban hành các quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, các ngân hàng thương mại bắt đầu xây dựng chính sách tín dụng đối với các dự án năng lượng tái tạo.
Mặc dù duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2018-2020, nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng cho năng lượng tái tạo còn khá thấp (từ 0,6% - 1%) trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Tới tháng 9/2020, mới có 17/35 ngân hàng thương mại trong nước đã xây dựng chính sách cho vay với năng lượng tái tạo.
Theo TS Cấn Văn Lực, bản thân các ngân hàng trong nước cũng chưa có định hướng cụ thể cho tài trợ phát triển năng lượng tái tạo mà chủ yếu thực hiện thông qua định hướng tín dụng xanh. Mặt khác, ngân hàng thương mại cũng gặp hạn chế về nguồn vốn trung dài hạn do chủ yếu huy động ngắn hạn từ dân cư, trong khi cơ quan quản lý ngày càng quan tâm kiểm soát rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại (giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn).
“Các ngân hàng thương mại còn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin, đánh giá rủi ro do lĩnh vực này còn mới, trong khi các quy định về hỗ trợ còn chưa thực sự rõ ràng và nhất quán; và chủ đầu tư cũng còn thiếu kinh nghiệm, còn đầu tư theo tâm lý phong trào và chưa bài bản, còn hiện tượng lách luật”, ông Lực nói.
Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước cũng rất khó tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, bởi thường yêu cầu đi kèm bảo lãnh Chính phủ, dù lãi suất chỉ từ 4-5%/năm. Cùng với đó, việc ra đời Nghị định 81/2020 cũng hạn chế khả năng tiếp cận vốn của nhà đầu tư qua kênh phát hành trái phiếu.
Với vai trò nhà đầu tư, Chủ tịch HĐQT HBRE ông Hồ Tá Tín cho rằng lãi suất cho vay lên tới 10% là quá cao, đẩy rủi ro về phía doanh nghiệp. Trong khi yêu cầu vốn tự có 30-40% cũng là rào cản rất lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Mạnh Tân - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hà đề xuất, với các dự án năng lượng tái tạo vốn tự có chỉ cần 15-20% nhằm khuyến khích phát triển, đồng thời cần có chính sách ưu đãi lãi suất phù hợp cho các dự án xanh. NHNN cần hoàn thiện hướng dẫn và xây dựng cơ chế cho tín dụng xanh và ưu tiên giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng cho vay vào các dự án năng lượng xanh hàng năm.
Đối với Bộ Công Thương và EVN, ông Tân cho rằng, cần xem lại hợp đồng mẫu, không đẩy rủi ro về doanh nghiệp, dự án đã được phê duyệt và tính toán hiệu quả trên công suất phát thiết kế, khi phát điện EVN phải mua hết công suất phát, không để quyền từ chối mua điện trên các hợp đồng mẫu.
Với Bộ Tài chính, Phó TGĐ Tập đoàn Sơn Hà đề xuất cần xem lại Nghị định 81/2020, không giới hạn số đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp vì các dự án điện gió phải thi công mất 2-3 năm nên việc giới hạn các đợt phát hành như Nghị định 81 làm cho các chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài (VAFIE), thực tế Việt Nam không thiếu vốn. Hiện nay, các ngân hàng đang dư thừa vốn, phải giảm huy động, giảm lãi suất huy động. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua cũng rất lớn, cả vốn đăng ký và thực hiện đều tăng trưởng vượt cả chỉ tiêu Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về thu hút đầu tư nước ngoài đến năm 2030. “Có thể nói, để phát triển năng lượng tái tạo hiện nay ở Việt Nam không phải là giải quyết vấn đề thiếu vốn mà là thiếu cơ chế chính sách để thu hút vốn, giải toả dòng vốn đang còn ách tắc”.
Lấy ví dụ cụ thể, GS. Nguyễn Mại dẫn trường hợp dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III (Cần Thơ), Chính phủ Nhật Bản đã có sẵn vốn ODA để cấp cho dự án nhưng do chúng ta chưa xác định được thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư khiến dự án chậm tiến độ và có nguy cơ kéo theo việc chậm tiến độ của hàng loạt các dự án liên quan về sau.
“Chúng ta cần có chính sách ổn định kéo dài 5-10 năm, thậm chí là 20-30 năm, đảm bảo được lợi ích cho nhà đầu tư mới mong giải quyết được căn cơ bài toán cho năng lượng và năng lượng tái tạo. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, năng lượng là vấn đề cốt tử. Nên nếu chính sách ưu đãi có gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách thì vẫn nên làm để đảm bảo không thiếu điện, không phải mua điện nước ngoài, hỗ trợ ổn định nền kinh tế. Cần đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích riêng ngành năng lượng”, GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh và cho rằng cần sớm ban hành những chính sách ưu đãi cho các dự án NLTT để thu hút cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.