Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lượng phát hành khủng
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, dẫn số liệu thống kê từ HNX và từ các doanh nghiệp, trong năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành, trong đó có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm là 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018.
Ngân hàng, bất động sản chia nhau đứng nhất nhì về tỷ trọng khối lượng trái phiếu phát hành trái phiếu
Hầu hết các doanh nghiệp phát hành dưới hình thức riêng lẻ, chỉ có khoảng 6% phát hành ra công chúng bởi các ngân hàng thương mại. Có duy nhất một lô phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 300 triệu USD của VPB vào 17/7/2019 với kỳ hạn 3 năm, lãi suất 6,25%/năm và trái phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore.
Lượng phát hành lớn trong năm 2019 đã khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tăng mạnh từ 9,01% GDP (năm 2018) lên khoảng 11,3% GDP (2019), tổng lượng TPDN lưu hành đạt gần 670 nghìn tỷ đồng.
Mặt dù quy mô thị trường tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng hiện kênh TPDN vẫn có quy mô khá nhỏ bé so với các kênh huy động vốn khác. Nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, tổng quy mô tín dụng tại cuối 2019 khoảng 8,2 triệu tỷ đồng, tương đương tới 138,4% GDP và gấp tới 12,3 lần quy mô thị trường TPDN.
Theo thống kê của Ngân hàng Châu Á (ADB), tổng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam (gồm cả TPCP và TPDN) tại 30/9/2019 là 95,37 tỷ USD, tương đương 37,6% GDP – là mức tương đương với Philippines nhưng còn cách khá xa Trung Quốc, Thái Lan (xấp xỉ 60% GDP). Các nước càng phát triển có tỷ trọng kênh trái phiếu trên GDP càng lớn như Nhật Bản là 214% GDP; Hàn Quốc là 120% GDP…
Thị trường trái phiếu, đặc biệt là TPDN, mở rộng là xu hướng tất yếu và phù hợp để tạo sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính. Tuy nhiên, TPDN vẫn là kênh đầu tư khá mới mẻ tại Việt Nam, sự phát triển nhanh giai đoạn vừa qua tiềm ẩn những rủi ro nhất định cần được nhận diện và điều chỉnh bởi cơ quan quản lý để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường.
Chưa đạt chuẩn công bố thông tin
Các NHTM phát hành 115.422 tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,2%) trong tổng lượng TPDN phát hành năm 2019. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.531 tỷ đồng trái phiếu, đứng thứ 2 với tỷ trọng 38%. Tiếp sau là nhóm các doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản (13,2 nghìn tỷ đồng – 4,7%); các định chế tài chính phi ngân hàng mà chủ yếu là các CTCK (10,4 nghìn tỷ đồng – 3,8%); các doanh nghiệp phát triển hạ tầng (7,6 nghìn tỷ đồng – 2,8%); còn lại là các doanh nghiệp khác.
Ngân hàng cũng là tổ chức mua trái phiếu khối lượng lớn, nhưng không còn dẫn đầu thị trường về lực mua như những năm trước đây
Một số lô phát hành được bảo lãnh bởi tổ chức quốc tế là 1.150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo Ltd thuộc PIDG; các lô 2.318 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm của CTCP Cơ điện Lạnh (REE), 2.550 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 và 15 năm của CTCP Năng lượng Hồng Phong I được bảo lãnh bởi CGIF (thuộc ADB). Các lô phát hành này có lãi suất dao động từ 6,4-7,5%/năm, thấp hơn hẳn mức lãi suất trung bình toàn thị trường là 8,8%/năm.
Trong tổng số 211 doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng thì có 129 doanh nghiệp chưa niêm yết, do đó, chất lượng thông tin và trách nhiệm công bố thông tin còn tương đối hạn chế.
Trong khi đó, thị trường lại ghi nhận sự tham gia ngày càng tích cực của các nhà đầu tư cá nhân. Trong năm 2019, các NĐT cá nhân, chủ yếu là nhà đầu tư trong nước đã mua 26.492 tỷ đồng TPDN trên sơ cấp, tương đương 9,64% tổng lượng phát hành toàn thị trường. Mặc dù tham gia ngày một nhiều, nhà đầu tư cá nhân thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin cũng như kinh nghiệm đầu tư. Đây là một rủi ro cho không chỉ người tham gia đầu tư mà cho cả sự ổn định của thị trường.
NĐT nước ngoài đã mua tổng cộng 14,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,4% tổng lượng trái phiếu phát hành 2019.
Chi phối thị trường vẫn là các NĐT tổ chức trong nước với tổng lượng mua là 219,2 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 80% lượng phát hành. Các ngân hàng thương mại mua 25,5 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các trái phiếu bất động sản; các công ty chứng khoán mua 38,6 nghìn tỷ đồng, tập trung vào trái phiếu do ngân hàng phát hành.
5 điểm cần lưu ý
Cũng theo báo cáo của SSI, có tổng cộng 244,5 nghìn tỷ đồng TPDN được thu xếp phát hành thông qua trung gian là CTCK, tương đương 87,3% tổng lượng phát hành trong năm 2019. Với quy mô tăng nhanh trong 2 năm trở lại đây, TPDN trở thành thị trường rất hấp dẫn với các CTCK để gia tăng doanh thu và lợi nhuận, không chỉ từ phí thu xếp phát hành mà còn từ hoạt động phân phối trên thị trường thứ cấp.
50% tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp được "qua tay" 3 tổ chức trung gian
Nhóm 3 CTCK thu xếp phát hành TPDN nhiều nhất là TCBS, VPS và VND với thị phần tương ứng là 21,6%, 13,9% và 12,4%; riêng nhóm này chiếm tới gần 50% tổng lượng phát hành TPDN thông qua trung gian là CTCK.
Nhìn chung, SSI đánh giá thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã trải qua một năm 2019 phát triển rất sôi động. Bên cạnh các thành tựu rất đáng ghi nhận, còn có một số điểm đáng lưu tâm như sau:
Thứ nhất, thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung được định hướng phát triển thành kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, thay thế dần cho kênh tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, các NHTM lại là tổ chức phát hành lớn nhất, trong đó gần 70% trái phiếu kỳ hạn ngắn nhưng lại ở lãi suất thấp.
Thứ hai, các nhà đầu tư cá nhân ngày một tham gia tích cực hơn vào thị trường nhưng các cơ chế bảo vệ nhóm nhà đầu tư này chưa thực sự hoàn chỉnh.
Thứ ba, một số doanh nghiệp đã chia nhỏ các đợt phát hành để chào bán riêng lẻ, nhờ đó không phải thực hiện các nghĩa vụ về công bố thông tin.
Thứ tư, cũng liên quan đến thông tin công bố, doanh nghiệp thường thiếu chi tiết về mục đích sử dụng vốn trái phiếu, tình hình tài chính của doanh nghiệp trước và dự kiến sau phát hành.
Thứ năm là thông tin công bố còn khó tra cứu và chưa đầy đủ, ví dụ nội dung đối tượng mua trái phiếu từ chỗ ghi rõ tên người mua đã rút lại chỉ còn ghi “tổ chức trong nước”.
Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2018/NĐ-CP để trình Chính phủ, cho thấy các vấn đề nói trên đều đã được nhận diện và xử lý. Theo SSI, nhu cầu lớn từ thị trường và hiệu lực điều hành từ cơ quan quản lý là những yếu tố cơ bản thúc đẩy thị trường TPDN phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
Hay nói ngắn gọn hơn, việc tập trung siết lại chất lượng thông tin công bố của doanh nghiệp phát hành trái phiếu- một trong những yếu tố cơ bản mà các nhà quản lý cần lưu tâm thực hiện ngay trong năm 2020, sẽ phần nào sắp xếp lại sự "ngổn ngang" còn gây nhiều vướng mắc trong lòng nhà đầu tư về thị trường TPDN Việt.
Xem thêm: Gần 10% giá trị trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp được mua bởi nhà đầu tư cá nhân
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.