'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhân dịp năm mới Tân Sửu 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời phỏng vấn báo Tin tức (TTXVN) xung quanh vấn đề này.
- Thưa Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính cùng với các bộ, ngành chức năng đề xuất những giải pháp chính sách để tiếp tục hỗ trợ, duy trì quá trình phục hồi của nền kinh tế. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Với quan điểm lấy tăng trưởng kinh tế làm gốc để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, chúng tôi cho rằng các giải pháp về thuế, phí và lệ phí có thể sẽ làm giảm nguồn thu trong ngắn hạn. Nhưng khi sản xuất - kinh doanh phát triển, doanh nghiệp mạnh lên thì sự gia tăng về quy mô nền kinh tế sẽ làm cho nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) nhiều lên, không chỉ bù đắp số giảm thu do thay đổi chính sách, mà còn tăng thu NSNN so với dự toán được giao. Đến nay, việc đề xuất các giải pháp chính sách về thuế, phí đang được các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện để trình Chính phủ xem xét, quyết định trong thời gian gần nhất.
Năm 2021, ngành Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan Trung ương, cấp uỷ và chính quyền địa phương trong chỉ đạo công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh. Phấn đấu tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ động viên vào NSNN khoảng 15,5% GDP; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN.
Giải pháp tiếp theo được Bộ đề ra năm nay là đẩy nhanh tiến độ thực hiện tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tăng cường quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo hoàn thành dự toán thu về thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2021.
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý NSNN, tài sản công, đất đai, tài nguyên; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; quản lý giá, thị trường chặt chẽ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Bộ trưởng có thể cho biết những phương án cụ thể để năm 2021 không còn tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công?
Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đang được triển ngay mạnh mẽ ngay từ đầu năm.
Theo đó, Bộ Tài chính đã đề xuất giải pháp gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn của các bộ, ngành, địa phương và các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các bộ, ngành, địa phương và các dự án có khả năng tốt hơn; chủ động rà soát sửa đổi cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư để phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, đơn giản hóa thủ tục kiểm soát chi với nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau; rút ngắn thời gian kiểm soát thanh toán từ 7 ngày xuống còn 1 - 3 ngày làm việc, rút ngắn thời gian rút vốn nước ngoài chỉ còn 1 ngày, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin (CNTT).
Bộ Tài chính cũng ban hành các văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương triển khai việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án; nhập hết kế hoạch vốn đầu tư lên hệ thống Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán vốn; hướng dẫn công tác kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 sang năm 2020.
Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm năm 2021, Bộ Tài chính đang xây dựng Chương trình công tác với nhiều giải pháp cụ thể như: Sẽ trình Chính phủ ban hành trong Quý I/2021 Nghị định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công nhằm tạo khung khổ pháp lý đồng bộ về quản lý, thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư công theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan; minh bạch hóa quy trình thanh toán, quyết toán, quy định rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư, các đơn vị liên quan và cơ quan thanh toán trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp luật về NSNN, đầu tư công, xây dựng, quy hoạch... kiến nghị hướng dẫn rõ hoặc sửa đổi, bổ sung bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, thuận lợi cho quá trình triển khai các chương trình, dự án đầu tư công.
- Nhiệm vụ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp vẫn đang được cộng đồng doanh nghiệp, xã hội trông đợi. Năm 2021, Bộ Tài chính sẽ triển khai những nhiệm vụ trọng tâm ra sao, thưa Bộ trưởng?
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, bảo đảm yêu cầu, chất lượng, kịp thời tiến tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và có hiệu cao, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của người dân, doanh nghiệp khi thủ tục hành chính (TTHC) thuộc lĩnh vực tài chính, năm 2021, Bộ Tài chính tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khơi thông nguồn lực, tiếp tục nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp về chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi dịch COVID-19.
Giải pháp thứ hai tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, giảm thời gian và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; thực hiện tốt việc công khai thủ tục hành chính; cập nhật kịp thời lên cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính đối với những thủ tục hành chính mới, điều chỉnh hoặc bãi bỏ.
Ba là, rà soát và đề xuất các phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, trong đó tập trung vào nghiên cứu giảm thời gian, giảm hồ sơ, giấy tờ và chi phí thực hiện thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp (đảm bảo đến năm 2025 thực hiện cắt giảm, đơn giản hoá ít nhất 20% số quy định và chi phí tuân thủ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ).
Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành của Bộ Tài chính là nhiệm vụ thứ 4 trong năm nay. Theo đó, Bộ tiếp tục xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; thực hiện chuyển đổi số Quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ điện tử và các công cụ số hóa; tiếp tục đánh giá hiệu quả, đề xuất xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.
Năm là, tiếp tục mở rộng triển khai các dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà; vận hành ổn định và nâng cao hiệu quả VNACCS/VCIS (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam); Triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN...
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.