Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Giống như “cha đẻ” Apple Steve Jobs, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg hay “nữ hoàng truyền thông” Oprah Winfrey, Bill Gates trở thành hình mẫu của rất nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi vào giáo dục. Những người này cho rằng nếu các tỷ phú đều không cần bằng đại học thì việc sở hữu bằng cấp với họ cũng là điều không cần thiết.
Tuy nhiên, trong một dịp trao đổi với Cheryl Hyman, hiệu trưởng của Khối các trường cao đẳng thành phố Chicago (Mỹ), Bill Gates cho thấy quan điểm hoàn toàn ngược lại. Vị tỷ phú bộc bạch, dù ông bỏ học và may mắn thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong ngành phần mềm nhưng ông cho rằng việc tốt nghiệp đại học là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn tới thành công.
“Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn và thậm chí, nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ còn sống nhàn hạ hơn nữa. Họ cũng mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản để áp dụng vào công việc, giúp tăng năng suất làm việc của lực lượng lao động Mỹ, từ đó đẩy nền kinh tế phát triển và duy trì tính cạnh tranh. Việc này có lợi cho tất cả mọi người”, vị tỷ phú khẳng định.
Theo phân tích của trường đại học Grand Canyon, trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ năm 2021 của Forbes, chỉ 6% tỷ phú có bằng tiến sĩ và 16% chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên, có tới 40% có bằng thạc sĩ trong ngành quản trị kinh doanh và một vài ngành khác, chỉ 14% tỷ phú bỏ học đại học.
Đặc biệt, đa phần tỷ phú bỏ ngang đại học đều là những sinh viên của các trường có tiếng tăm. Đơn cử như Bill Gates và Mark Zuckerberg, họ đều là sinh viên của trường đại học Havard và đều học đủ số môn mình cần trước khi bỏ học.
Sau 2 thập kỷ gây dựng Alibaba, tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) đã chính thức rời vị trí chủ tịch tập đoàn này vào tháng 9/2019, khi ông mới 54 tuổi, độ tuổi được đánh giá là “chín” về kinh nghiệm. Chia sẻ với truyền thông, Jack Ma cho biết việc “nghỉ hưu” không có nghĩa là chấm dứt mà thực ra là “mở ra một trang mới” với ông. Tỷ phú này cho biết ông từ chức để theo đuổi giáo dục, đam mê suốt đời của ông.
Quyết định của tỷ phú Jack Ma không bất ngờ với những người luôn dõi theo ông bởi ông từng làm giáo viên dạy tiếng Anh trước khi thành tỷ phú. Ông cũng thường chia sẻ về tầm quan trọng của giáo dục với bản thân và cả những nhược điểm của mình khi còn là sinh viên, ông từng thi trượt đại học 2 lần.
Theo Jack Ma, giáo dục là vấn đề “quan trọng và mang tính then chốt” ở thời đại hiện nay. Mối lo của ông là thế giới đang không ngừng đổi mới và phát triển nhưng ngành giáo dục lại không chịu cải cách.
Vị tỷ phú cho rằng điều quan trọng để thay đổi một nền giáo dục không phải chương trình hay trách nhiệm mà là niềm đam mê của học sinh. Theo ông, “học đại học không có nghĩa là chắc chắn bạn sẽ kiếm được một công việc”, ông không tuyển dụng những nhân sự từng theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts và Harvard vì danh tiếng mà tìm những người sẵn sàng “dành cả đời để học hỏi.”
Năm 2015, Jack Ma và một nhóm doanh nhân Trung Quốc đã thành lập Đại học Hupan, một trong những trường kinh doanh danh tiếng nhất Trung Quốc. Đối tượng tuyển sinh là những người đã thành lập các công ty, doanh nghiệp, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm khởi nghiệp với quy mô công ty trên 30 người. Bên cạnh đó, doanh thu hàng năm của công ty phải vượt quá 4,5 triệu USD và minh bạch các khoản thanh toán thuế doanh nghiệp. Mục đích của ông nhằm phát hiện và đào tạo một thế hệ doanh nhân trẻ, sáng tạo và đam mê với kinh doanh.
Là tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản hơn 300 tỷ USD, nhất cử nhất động của Elon Musk đều dành được sự chú ý của truyền thông. Duy chỉ có “ngôi trường bí ẩn” mà vị tỷ phú này lập ra dành riêng cho 5 người con của mình cho đến nay vẫn là một ẩn số.
Được biết ngôi trường này có tên Ad Astra, có nguồn gốc từ cụm từ tiếng Latinh “Per Aspera Ad Astra” (tạm dịch: “Con đường gập ghềnh, cuối cùng sẽ đến được các vì sao”) với mong muốn tạo ra môi trường trong đó việc đi học sẽ thú vị như khi khám phá vũ trụ. Ngôi trường được Musk thành lập năm 2014, nằm trong khuôn viên trụ sở chính của Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX do ông sáng lập. Ngoài 5 người con của tỷ phú Elon Musk, các học sinh khác là con của nhân viên làm việc tại SpaceX. Tuy nhiên, sĩ số của trường không vượt quá 50 học sinh.
Vị tỷ phú Mỹ mô tả cách vận hành ngôi trường Ad Astra khác hoàn toàn so với các trường tiểu học của Mỹ, mục tiêu của trường là đào tạo cho học sinh biết cách tư duy chứ không theo bất cứ giáo trình nào cả. Thêm vào đó, giáo viên của trường cũng không nhất thiết phải có chứng chỉ năng lực chuyên nghiệp. Nhiều giáo viên trong Ad Astra chưa qua đào tạo giáo viên chính quy, cũng không có chứng chỉ chuyên môn. “Ở đây, tôi thích các giáo viên có tư duy bùng nổ dạy toán học, và các họa sĩ với từng tế bào thấm đẫm nghệ thuật dạy hội họa”, Elon Musk nói.
Cũng theo Elon Musk, giáo viên tại ngôi trường này sẽ không dạy theo các kiến thức truyền thống, bởi trong thế giới thực, sẽ không ai dạy một cách từ tốn như giáo viên mà phải biết nắm bắt cơ hội, làm việc chăm chỉ để bổ sung kiến thức. Tại Ad Astra, trẻ em được khuyến khích đọc nhiều, dễ dàng tiếp cận với các chuyên gia để tham khảo ý kiến đồng thời giao tiếp thoải mái với các bạn cùng lớp và học hỏi từ các khóa học đa dạng. Theo Elon Musk, hình thức học tập này tương tự như “tự mình dạo chơi khắp thế giới”, sẽ khiến trẻ say mê học hỏi, tìm tòi kiến thức và vui vẻ đến trường mỗi ngày.
Theo phân tích của trường đại học Grand Canyon, trong danh sách 400 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ năm 2021 của Forbes, có 16% chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông, 14% bỏ ngang đại học và chỉ 6% có bằng tiến sĩ. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.