'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Đại dịch Covid-19 là một thảm họa y tế và kinh tế toàn cầu chưa từng có trong vòng 100 năm vừa qua. Chỉ nhìn vào số người bị nhiễm bệnh và tử vong trên toàn thế giới; tốc độ lây lan đến gần như tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ; thiệt hại về kinh tế, thương mại lên đến hàng ngàn tỷ USD; tôi tin rằng, cuộc suy thoái toàn cầu đã bắt đầu và sẽ kéo dài đến hết năm 2021.
Covid-19 là một thảm họa ập đến không báo trước, một kẻ thù giấu mặt và hầu như mọi nền kinh tế và ngành nghề đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Là một nền kinh tế nhỏ phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu và các đối tác thương mại, đầu tư lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… kinh tế Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu và đang chịu cú sốc ban đầu về nguồn cung cũng như tác động giảm mạnh về cầu trên hầu như tất cả mọi mặt.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý I/2020 đã giảm một nửa, xuống mức 3.8% so với mức 6.9% cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, cũng chính vì là một nền kinh tế nhỏ và có mức tăng trưởng ngoạn mục trong vài năm qua, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn “vùng đệm giảm sốc”. Bên cạnh đó, biện pháp cách ly toàn xã hội của Chính phủ cùng các gói hỗ trợ cho người nghèo và các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang có tác dụng.
Việt Nam cũng như Mỹ và nhiều quốc gia khác, đại đa số các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ và đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Điều này được thể hiện qua việc đa số các doanh nghiệp không có quỹ dự phòng hoặc không có đủ doanh thu để trả chi phí, như chi phí thuê mặt bằng, trả lương cho người lao động, trả lãi ngân hàng, chi phí hoạt động kinh doanh hay sản xuất.
Doanh thu của rất nhiều doanh nghiệp cũng đã sụt giảm từ 50% đến 90%. Điều này kéo theo một hệ lụy chưa từng có đó là hàng triệu người bị mất việc hoặc phải sống dựa vào hỗ trợ thất nghiệp của Chính phủ. Báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2020, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết có hơn 78.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Con số này cao hơn đáng kể so với năm 2019. Tất cả đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều đang bị khủng hoảng vì đại dịch Covid-19. Sức mua hàng hóa Việt Nam vì thế bị chững lại và khó có thể được phục hồi trong thời gian ngắn.
Để đối phó với tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế, tôi thiết nghĩ Chính phủ cũng như doanh nghiệp cần có tầm nhìn và giải pháp ngắn hạn cũng như dài hạn.
Trong ngắn hạn, với đa số các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam sẽ dễ dàng thích ứng với nhu cầu đòi hỏi của thị trường và dịch chuyển để tồn tại và phát triển. Nếu Chính phủ quyết tâm đẩy nhanh các dự án đầu tư công và giải ngân các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang bị chậm trễ hay tạm dừng, kinh tế Việt Nam sẽ bớt bị động và giảm tác động tiêu cực của Covid-19.
Việt Nam cũng có thể tính đến việc vay từ các tổ chức tài trợ với lãi suất ưu đãi như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… để hỗ trợ việc phục hồi kinh tế trong nước. Theo ADB, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 4,8% trong năm 2020 và lấy lại đà tăng trưởng cao trong năm 2021 khi các đối tác thương mại và đầu tư của Việt Nam ổn định và tăng trưởng trở lại.
Trong dài hạn, Chính phủ và doanh nghiệp nhất thiết phải tính đến chuyện chuyển hướng nên kinh tế tiêu thụ truyền thống sang nền kinh tế số và nền kinh tế tuần hoàn. Ở đây tôi muốn nói đến nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) là một mô hình kinh tế khá mới mẻ trong đó các hoạt động như thiết kế, sản xuất đến cung cấp sản phẩm và dịch vụ đều hướng tới việc sử dụng lại các tài nguyên vật chất và loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường, giúp giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận, giảm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu đầu vào, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giúp bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội và doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn đi đôi với sự phát triển công nghệ số, công nghệ sinh học, và nền kinh tế số của một quốc gia. Nền kinh tế truyền thống, còn được gọi là nền kinh tế đường thẳng hay tuyến tính (linear economy), từ lâu sử dụng rất nhiều tài nguyên cho việc sản xuất, cho mọi người sử dụng sản phẩm và dịch vụ, và sau đó khi sản phẩm hết hạn hay lỗi thời thì tất cả sẽ bị đào thải, vất bỏ và trở thành vô dụng, gây nên tình trạng nhiều thành phố bị rác thải tràn ngập và bủa vây khắp nơi, nhất là việc rác thải công nghiệp hiện bị đổ tống đổ tháo trên đất liền cũng như ngoài khơi.
Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới cho biết hiện có hàng trăm triệu máy tính, màn hình, đầu xem đĩa video…. trong hơn hai thập kỷ qua đã không còn được sử dụng, hiện đang bị chất đống tại nhiều nước trên thế giới, gây nên một sự phí phạm về tài nguyên và nguyên liệu, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử phát triển các ngành công nghiệp sản xuất. Ngành công nghiệp xe ô tô, xe đạp, tủ lạnh, máy giặt cũng không khác gì, hiện hàng trăm triệu sản phẩm cũ và hư hỏng đã bị vất bỏ, tạo ra một lượng phế thải khổng lồ, chất đống khắp nơi.
Kinh tế tuần hoàn được hình thành khi sự lạm dụng tài nguyên thiên nhiên của nền kinh tế tiêu thụ truyền thống đi đến tột cùng. Kinh tế tuần hoàn nhắm đến việc kéo dài tuổi thọ của vật chất, tài nguyên thiên nhiên, giúp giảm thiểu chi phí khai thác, sản xuất, và gia tăng lợi ích cũng như lợi nhuận nhất là khi sự cạnh tranh giữa các nước, các doanh nghiệp càng ngày càng khốc liệt.
Nền kinh tế tuần hoàn áp dụng một quy trình gọi là 5-R, gồm việc tái sử dụng (re-use), sửa chữa (repair), tân trang (refurbishment), tái sản xuất (remanufacturing) và tái chế (recycling). Vòng tròn 5-R giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như giảm mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải. Các sản phẩm được thiết kế, sản xuất, hay bị phế thải đều được sử dụng lại để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng mới khác.
Nền kinh tế tuần hoàn là một mô hình hợp tác công tư hoàn hảo. Chính phủ không bị thêm nhiều áp lực tìm và mua tài nguyên quý hiếm, đắt đỏ từ thị trường quốc tế. Chính phủ có thể hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp với các chính sách tài trợ việc nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ kinh tế tuần hoàn, giảm thuế cho việc sản xuất, quảng bá các sản phẩm được tái chế, tái sử dụng... Doanh nghiệp sẽ thấy các hoạt động kinh tế tuần hoàn hấp dẫn và cần thiết khi chi phí đầu vào thấp, lợi nhuận gia tăng, và áp lực tìm nguồn cung cấp nguyên liệu giảm đáng kể. Sản phẩm không phải bán, sử dụng, rồi vất bỏ mà có thể cho thuê ngắn hạn hay dài hạn, có thể được trao đổi, sửa chữa, nâng cấp...
Nhìn vào tác động tiêu cực của nền kinh tế tiêu dùng truyền thống đối với vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, ai cũng thấy kinh tế tuần hoàn là giải pháp tối ưu và cần thiết. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và bài học của các nước đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, như các nước Bắc Âu, Canada, Nhật Bản Singapore…
Việc Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam chung tay phát triển kinh tế tuần hoàn chắc chắn sẽ giúp xã hội và doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm thiểu áp lực cạnh tranh thị trường, giúp đất nước mau hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đại dịch Covid-19 đến rồi cũng sẽ đi qua, trong tương lai một đại dịch khác có thể sẽ tới. Chính phủ và doanh nghiệp cần một công cụ mới giúp đất nước khắc phục tác động của đại dịch và phát triển kinh tế bền vững.
Tôi tin rằng, với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi kinh tế của Chính phủ, sự ủng hộ của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, và sự chuyển hướng sang một nền kinh tế tuần hoàn phù hợp hơn, Việt Nam sẽ là nước không những sẽ đi đầu trong việc kiểm soát được dịch bệnh trong tương lai mà còn có thể phục hồi kinh tế thương mại sớm hơn nhiều nước trên thế giới".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.