Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 2/10, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3.
Được biết, dự án hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 là dự án thuộc nhóm B, được xây dựng tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu. Hầm chui có tổng chiều dài khoảng 475m.
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 698 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Dự kiến, thời gian thực hiện dự án khoảng 18 tháng. Sau khi hoàn thành nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, thay vì 8 làn xe như hiện nay.
Hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng ách tắc giao thông tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, đồng thời từng bước hoàn chỉnh giao thông theo quy hoạch được duyệt.
Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương Vành đai 3 là một trong những dự án nằm trong danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020 của thành phố, do vậy, việc triển khai đầu tư xây dựng dự án là hết sức cần thiết và cấp bách.
Để việc đầu tư xây dựng dự án hoàn thành đúng tiến độ, đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành thành phố, các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn thực hiện quản lý dự án đúng các quy định của Nhà nước. (Xem thêm)
Sở Quy hoạch - Kiến trúc vừa kiến nghị UBND TP. Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phương án bố trí sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội và cân nhắc việc lựa chọn vị trí tại khu vực phía nam Hà Nội (ngoài việc mở rộng, nâng công suất cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên 100 triệu hành khách/năm).
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, hiện nay, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ Giao thông Vận tải triển khai theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020.
Trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/8/2008, dự kiến sân bay thứ hai (sân bay quốc tế Nam Hà Nội) đặt tại khu vực huyện Ứng Hòa (Hà Nội).
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016, nội dung thuyết minh đồ án có nghiên cứu 4 phương án gồm: sân bay tại khu vực huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội 60-65km; sân bay tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35-40km; sân bay tại huyện Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương), cách trung tâm Hà Nội khoảng 45-50km; sân bay tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km.
Trong các nghiên cứu trước đây đã có phương án dự kiến bố trí sân bay thứ hai cho Thủ đô tại khu vực phía nam Hà Nội. Qua nghiên cứu, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho rằng phương án bố trí sân bay thứ hai tại khu vực phía nam Hà Nội có nhiều ưu điểm. (Xem thêm)
Bộ Giao thông Vận tải vừa hoàn thành dự thảo thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình triển khai thực hiện dự án sân bay Long Thành.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, cuối tháng 6/2019, liên danh tư vấn Nhật – Pháp – Việt (tư vấn JFV) đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay Long Thành.
Trên cơ sở tờ trình của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV (chủ đầu tư dự án), ngày 12/7/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng và hội đồng thẩm định nhà nước dự án này với tổng mức đầu tư dự án là 4,789 tỷ USD.
Căn cứ quy định của pháp luật và yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, hội đồng thẩm định nhà nước tiếp tục yêu cầu tư vấn thẩm tra thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định hồ sơ dự án. Sau khi có kết quả thẩm tra, ngày 27/5/2020, hội đồng thẩm định nhà nước họp phiên toàn thể nghe báo cáo thẩm tra và có ý kiến thẩm định.
Trên cơ sở báo cáo thẩm tra và ý kiến thẩm định, ACV đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi trình hội đồng thẩm định nhà nước. Ngày 24/8/2020, hội đồng thẩm định nhà nước lấy ý kiến các thành viên hội đồng để thông qua dự thảo báo cáo thẩm định.
Kết quả, đa số các thành viên hội đồng thẩm định nhà nước nhất trí thông qua dự thảo báo cáo thẩm định và nội dung dự án. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn chỉnh báo cáo thẩm định để trình Thủ tướng phê duyệt dự án.
Về tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án đang chậm so với yêu cầu, Bộ Giao thông Vận tải cho biết do đây là dự án rất lớn, có tính chất phức tạp nên tư vấn thẩm tra quốc tế hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra chậm hơn dự kiến.
Bên cạnh đó, do dịch Civid-19 nên trong quá trình thẩm tra, thẩm định, các đơn vị, cá nhân liên quan không thể họp để trao đổi trực tiếp mà phải thực hiện gián tiếp nên cần thêm thời gian.
Để sớm khởi công dự án, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để triển khai ngay bước thực hiện đầu tư sau khi Chính phủ phê duyệt dự án.
Với tiến độ hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến dự án sẽ khởi công vào năm 2021 và hoàn thành vào năm 2025. (Xem thêm)
Ngày 30/9, 3 dự án thành phần của đường cao tốc Bắc - Nam gồm các đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 5; Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây đã được khởi công đồng loạt.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 37.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành, 3 dự án này cùng với các dự án khác sẽ từng bước hình thành nên tuyến cao tốc hiện đại, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao.
Cụ thể, đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Quốc lộ 45 (Thanh Hóa) dài 63km, tổng mức đầu tư 12.343 tỷ đồng.
Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận) dài 101km, tổng mức đầu tư 11.603 tỷ đồng. Hai dự án này được thiết kế 4 làn xe, chiều rộng mặt đường 17m.
Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Đồng Nai) dài 99km, tổng mức đầu tư 13.656 tỷ đồng; quy mô 6 làn xe, bề rộng 25m; phân kỳ đầu tư giai đoạn một là 4 làn xe, chiều rộng 17m, tốc độ tối đa 80 km/h.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu công trình cao tốc Bắc - Nam phải là công trình mẫu mực. Phải rút kinh nghiệm sai sót trong dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để đảm bảo các dự án đường cao tốc Bắc - Nam có chất lượng và tiến độ tốt. (Xem thêm)
Ngày 3/10, UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tổ chức lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) và khởi công 2 tiểu dự án kết nối tuyến cao tốc vào TP. Cao Bằng.
Tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài khoảng 115km. Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn dài khoảng 52km, đi qua huyện Văn Lãng và huyện Tràng Định. Đoạn qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài khoảng 63km, đi qua các huyện: Thạch An, huyện Quảng Hoà (huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên cũ), huyện Trùng Khánh (huyện Trà Lĩnh cũ), huyện Hòa An và TP. Cao Bằng.
Điểm đầu của dự án nằm tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng kết nối vào đoạn nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam, tỉnh Lạng Sơn. Điểm cuối tại nút giao đường vào Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và quốc lộ 34, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình PPP, loại hợp đồng BOT, UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là dự án nhóm A với tổng mức đầu tư dự kiến là 20.939 tỷ đồng, được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.