'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Diễn biến mạnh mẽ của VN30-Index tác động mạnh đến thị trường phái sinh. Kỳ hạn gần nhất VN30F2010 tăng 0,9% dù lượng giao dịch giảm gần 9%. Tổng giá trị giao dịch danh nghĩa của thị trường phái sinh cũng sụt giảm xuống mức thấp nhất 8 phiên.
Mặc dù VN-Index tăng không nhiều, nhưng giao dịch cổ phiếu lại rất khả quan khi số lượng mã tăng nhiều gấp rưỡi số lượng mã giảm. Không có tình trạng quá nóng, HSX chỉ 7 mã trần, trong đó LSS, FLC, DCM thanh khoản cao, còn lại đa số tăng trong khoảng dưới 4%.
Chỉ số chính đã thiếu đáng kể sức mạnh từ nhóm dẫn dắt. Ngân hàng tuy lớn trong VN30-Index nhưng lại khuyết đi VCB tham chiếu nên VN-Index bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể tới GAS giảm 1,23%, VHM giảm 0,65%. VIC cũng chỉ tham chiếu và bị đánh sập lúc đóng cửa. VNM và SAB tăng không đáng kể.
Ngược lại, nhóm vốn hóa trung bình trong rổ VN30 tăng rất khá. Đầu tiên phải kể tới đại đa số cổ phiếu ngân hàng trừ VCB. Đó là CTG tăng 3,63%, STB tăng 3,76%, VPB tăng 2,15%, MBB tăng 2,04%, TCB tăng 2,01%, HDB tăng 0,96%. Ngoài ra, HPG tăng 2,52%, MWG tăng 2,49%, SSI tăng 2,74%.
Nhóm vốn hóa trung bình này cũng đóng góp rất nhiều cho thanh khoản chung tính theo giá trị khớp lệnh tăng 14,7% hôm nay. HPG, STB và CTG là 3 mã giao dịch lớn nhất, trong đó CTG có phiên cực kỳ sôi động khi chuyển nhượng tới trên 12 triệu cổ tương đương 324 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản kỷ lục của CTG kể từ đầu tháng 5/2020 và giá cũng tiến sát tới đỉnh cao nhất 2020 hồi đầu tháng 2.
Điểm gây ấn tượng mạnh hôm nay là ở những cổ phiếu thanh khoản cao nhất và tăng giá tốt nhất đều có bóng dáng bán ròng lớn từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Sức ép từ khối ngoại đã không khiến giá giảm xuống mà còn tăng, trong khi thanh khoản cũng tăng mạnh. Đó là biểu hiện của sự gia tăng từ dòng vốn nhà đầu tư trong nước.
Có thể thấy rõ điều này ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. CTG, BID, STB, HDB đều bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhưng nhà đầu tư trong nước mua còn mạnh hơn. HPG cũng bị bán ra tới trên 3,2 triệu cổ và khối lượng ròng khoảng 2,6 triệu.
Riêng với cổ phiếu sàn HSX, khối ngoại ghi nhận rút đi ròng 394,8 tỷ đồng, mức cao nhất trong 10 phiên trở lại đây. Giá trị mua vào chỉ khoảng 373,5 tỷ đồng, chiếm hơn 5% tổng giao dịch của sàn. Với mức gia tăng thanh khoản chung hơn 15% thì phải có sự gia tăng giao dịch từ phía nhà đầu tư trong nước mới đẩy thanh khoản lên như vậy.
Với xu hướng bán ròng của khối ngoại đang quay lại trong 3 phiên gần nhất, dòng vốn của nhà đầu tư trong nước ngày càng có vai trò quan trọng hơn để thiết lập xu hướng tăng. Tuy nhiên điều còn thiếu là khả năng mua ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, thay vào đó dòng vốn trong nước tập trung nhiều ở các cổ phiếu vốn hóa trung bình. Hiện tượng này cũng không phải gần đây mới xảy ra mà đã đi kèm với tình trạng lình xình tiến của chỉ số VN-Index trong khi cổ phiếu riêng lẻ lại mạnh hơn. Nếu sức cầu trong nước không đỡ được giá của VCB, VNM, VHM như hôm nay thì khả năng VN-Index bị ảnh hưởng vẫn còn kéo dài. Lúc đóng cửa hôm nay VIC bị đánh sập từ 94.000 đồng xuống 92.800 đồng, nghĩa là mất mức tăng 1,29% nên VN-Index không thể đóng cửa ở điểm số cao nhất phiên.
Một lợi thế khá lớn của thị trường trong nước lúc này là thị trường chứng khoán quốc tế đang dần ổn định trở lại sau nhịp điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 9. Thị trường Việt Nam chống cự tốt với diễn biến giảm bên ngoài thì cũng có thể hưởng lợi tâm lý khi thị trường quốc tế quay đầu phục hồi. Các chỉ số chứng khoán trên thị trường Mỹ phiên cuối tuần trước đều tăng mạnh hơn 1% và thị trường tương lai hôm nay cũng tăng tiếp rất tích cực trong phiên chiều. Diễn biến này góp phần hạn chế các rung lắc mạnh của thị trường trong nước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.