'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thanh khoản tụt giảm và cổ phiếu quay đầu phục hồi khá về cuối phiên đã giữ được thị trường trong trạng thái đi ngang hơn là sụt giảm rõ như phiên trước. VN-Index kết thúc phiên cuối tuần chỉ mất 0,31 điểm.
Mức giảm rất nhẹ của chỉ số này không đến từ hiện tượng kéo trụ. Đúng hơn là không có trụ nào tăng đủ để kéo: VNM lớn nhất cũng chỉ tăng 0,31%. STB tăng kịch trần còn chưa giúp VN-Index có nổi 0,5 điểm vì vốn hóa cổ phiếu này khá nhỏ. Vài cổ phiếu trong rổ VN30 tăng được thì cũng không đáng kể: CTG tăng 0,77%, HPG tăng 0,39%, FPT tăng 0,59%...
Mức giảm nhẹ ở chỉ số là do các cổ phiếu ở phía giảm cũng không đáng kể: GAS ảnh hưởng xấu nhất cũng chỉ giảm 0,54%. Còn lại VIC giảm 0,22%, VCB giảm 0,12%, BID giảm 0,24%, VHM, SAB tham chiếu. Như vậy tuy số lượng cổ phiếu giảm giá trong nhóm VN30 nhỉnh hơn số tăng (16/9 mã) nhưng áp lực lên các chỉ số về cơ bản là cân bằng. VN30-Index đóng cửa thậm chí tăng 0,18% nhờ có vai trò tốt ở STB, FPT, HPG, HDB.
Cổ phiếu STB hôm nay có giao dịch nổi bật khi chuyển nhượng tới 39,3 triệu cổ phiếu và giữ ngôi đầu thị trường về thanh khoản. Cổ phiếu này chiếm 21% giao dịch của nhóm VN30 và tăng khoảng 2,3 lần so với hôm qua. Trong khi đó tổng giá trị khớp ở nhóm VN30 lại giảm khoảng 3%. Ngoài ra, nhóm ACB, PVS, SHB lại tăng thanh khoản 35% so với phiên trước giúp HNX tăng giao dịch 12%. Thế nhưng tổng giá trị khớp hai sàn gần như không đổi, giảm nhẹ 1,9%. Như vậy thanh khoản ở các cổ phiếu còn lại về cơ bản là giảm.
Số lượng cổ phiếu tăng giá ở HSX hôm nay có cải thiện so với hôm qua (162 mã/134 mã) và thị trường chủ yếu duy trì sức hấp dẫn ở cổ phiếu riêng lẻ chứ không theo xu hướng chung. Chẳng hạn cả chỉ số VNMidcap lẫn VNSmallcap giảm điểm hôm nay nhưng một số cổ phiếu vẫn giao dịch rất ấn tượng. Hay như VN30-Index tuy tăng nhưng chủ yếu là cổ phiếu giảm hoặc đi ngang, chỉ STB hay SBT có bất ngờ và thu hút dòng tiền. Các mã nhỏ như OGC, TLD, FCN, DGC, BMI giao dịch mạnh bất chấp “thời tiết” của thị trường chung và cũng hút tiền cực tốt so với mặt bằng của cả nhóm.
Nếu nhìn vào VN-Index thì thị trường đã xuất hiện một đợt xả mới kéo dài hơn hôm qua, từ khoảng 10h sáng tới 2h chiều. Cuối phiên thị trường đã hồi nhẹ ở nhóm blue-chips, VN30-Index đóng cửa cao hơn đáy khoảng 0,54%. Thanh khoản chung chậm hơn hôm qua - nếu không tính tới STB và bộ 3 thanh khoản tại HNX – và diễn biến phục hồi cho thấy áp lực bán đã có phần giảm đi, không còn duy trì sức ép nhiều như phiên trước.
Kể từ thời điểm VN-Index vượt qua đỉnh tháng 6, bước tiến của chỉ số này rất chậm thay vì bùng nổ do các cổ phiếu vẫn chưa thể vượt đỉnh tương tự chỉ số và vẫn bị nhà đầu tư chốt lời. Nhà đầu tư đã nhìn vào điểm kháng cự của cổ phiếu hơn là coi trọng tín hiệu vượt đỉnh của VN-Index. Lực bán ngắn hạn ở các cổ phiếu blue-chips riêng lẻ khiến chỉ số đi ngang. Có thể thị trường đang hấp thụ áp lực này tại các nhịp trồi sụt trong phiên.
Thị trường tuần này đã định hình mặt bằng thanh khoản ở ngưỡng 6.000 tỷ đồng tính theo giá trị khớp lệnh. Sau khi VN-Index vượt đỉnh, thanh khoản không bùng nổ theo nhưng duy trì ổn định ở ngưỡng cao. Điều này là tích cực vì quá khứ cho thấy sau đỉnh thanh khoản cao đột biến, nếu thanh khoản sụt giảm nhiều thì khả năng rất cao là bao nhiêu tiền nhà đầu tư đã đổ vào mua hết và cạn lực. Vì vậy thanh khoản đột biến không hẳn là tốt. Như hồi tháng 6 giao dịch bình quân khoảng 8.000 tỷ đồng/ngày rồi đột biến 10.000 tỷ và cả hai tháng sau đó chỉ loanh quanh 4.000 tỷ đồng. Thị trường rất dễ suy yếu khi không còn khả năng mua đẩy giá lên nữa.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.