Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Sẽ thành lập một Ủy ban quản lý DNNN
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xây dựng Nghị định là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước; hoàn thiện quy định pháp luật về các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại DN phù hợp với các luật mới ban hành thời gian qua; nâng cao hiệu quả vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh; tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập đối với DNNN.
Trước đây, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DN là Nghị định số 99/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, các bộ, cơ quan ngang bộ không còn chức năng "thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại DN" như Luật Tổ chức Chính phủ trước đây. Luật DN và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN có một số quy định mới khác hẳn so với trước đây về thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.
So với Nghị định 99/2012/NĐ-CP, Nghị định này mở rộng hơn ở nội dung giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Theo dự thảo Nghị định, cơ quan chuyên trách thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DN có tên gọi là Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại DN. Đây sẽ là cơ quan thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập, có vai trò giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các DN; thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN; tập trung nguồn vốn nhà nước đang đầu tư tại DN để đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực chiến lược, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Điều chuyển các DN từ bộ quản lý ngành về ủy ban
Đối với DNNN và vốn nhà nước tại DN, Ủy ban có các quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN, tương tự các quyền và trách nhiệm của bộ quản lý ngành hiện nay đang thực hiện với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và phần vốn nhà nước được giao quản lý. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được điều chuyển trực thuộc Ủy ban sẽ là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đầu tư tài chính.
Về giám sát, Dự thảo quy định nội dung giám sát và đánh giá, tập trung vào tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại DN (cũng như các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác).
Theo dự thảo, khi thành lập, sẽ thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu đối với DN và phần vốn nhà nước tại DN từ bộ quản lý ngành về Ủy ban, bao gồm cả SCIC, trừ các DN công ích. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều loại DNNN sẽ không chịu sự quản lý của ủy ban này. Cụ thể như:
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DN quốc phòng, an ninh. NHNN tiếp tục được giao trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước. UBND cấp tỉnh thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước tại các DN do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Bộ quản lý ngành thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DN chính sách, trực tiếp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích mà nhà nước phải đảm bảo cung ứng.
Chưa thống nhất ý kiến về mô hình ủy ban
Ngoài các nội dung trên, Nghị định còn nhận được nhiều ý kiến khác nhau về một số nội dung. Mặc dù, hầu hết các ý kiến đều quán triệt và đồng tình với chủ trương thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu nhà nước nhưng về mức độ, phạm vi và cách thức thể chế hóa chủ trương này trong Nghị định vẫn còn chưa thống nhất.
Một số ý kiến đề nghị chưa quy định về cơ quan chuyên trách tại Nghị định. Lý do là việc thành lập và hoạt động của cơ quan chuyên trách là cần thiết, nhưng phải có thời gian chuẩn bị kỹ càng cả về nhân sự, tổ chức và pháp luật. Vì vậy, sẽ khó triển khai thực hiện Nghị định trong trường hợp chưa thành lập cơ quan chuyên trách.
Về hình thức cơ quan chuyên trách, nhiều ý kiến đồng tình với phương án thành lập cơ quan ngang bộ hoặc trực thuộc Chính phủ. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác đề nghị thành lập cơ quan chuyên trách dưới hình thức Tổng cục và đặt trong cơ cấu tổ chức của các bộ như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính... nhằm tận dụng bộ máy và nhân lực sẵn có, đồng thời giải quyết được các những khăn và phức tạp về pháp lý khi thành lập mới một cơ quan ngang bộ hoặc cơ quan thuộc Chính phủ.
Về phạm vi, có ý kiến khác đề nghị, Nghị định này chỉ cần sửa đổi, bổ sung và thay thế những những quy định không còn phù hợp của Nghị định số 99 nhằm nhanh chóng giải quyết những khoảng trống pháp lý sau khi Nghị định số 99 không còn hiệu lực.
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cho rằng, nếu giữ nguyên đối tượng và phạm vi điều chỉnh như Nghị định số 99 thì không cần phải xây dựng và ban hành Nghị định này. Lý do là Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh DN, Luật DN và các văn bản hướng dẫn ban hành trong thời gian qua đã đủ các quy định để thay thế toàn bộ các quy định của Nghị định 99.
Ở nước ta, giá trị vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn rất lớn. Theo Báo cáo của Bộ Tài chính năm 2015, tính riêng 781 DNNN đã có tổng giá trị tài sản là 3.105 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước là 1.233 nghìn tỷ đồng. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014, tổng giá trị tài sản của các DNNN và DN có trên 50% sở hữu nhà nước đạt 5.408,4 nghìn tỷ đồng. |
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.