Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Nghị định 10/2020, các đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải như Grab muốn hoạt động phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, sau gần một năm nghị định có hiệu lực, Grab vẫn không chấp hành, hoạt động trái phép ở nhiều tỉnh, thành mà chưa bị kiểm tra, xử lý…
Tìm hiểu của phóng viên, thời gian qua Grab đang làm cả hai việc là quyết định giá cước và điều hành lái xe, hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố nhưng không chấp hành các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của Nghị định 10. Trước thực trạng này, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu thanh tra các Sở GTVT kiểm tra và xử lý.
Kết quả kiểm tra của thanh tra Sở GTVT các tỉnh, thành phố báo cáo Thanh tra Bộ GTVT cho thấy, hiện có 8 địa phương có phương tiện sử dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải của Grab gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đắk Lắk.
Tuy nhiên, do Công ty TNHH Grab đặt trụ sở tại TP. HCM nên chỉ duy nhất Thanh tra Sở GTVT TP. HCM kiểm tra chuyên ngành đối với Công ty TNHH Grab.
Theo báo cáo của Thanh tra Sở GTVT TP. HCM, Công ty TNHH Grab đã được Sở cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Quá trình kiểm tra, Thanh tra Sở phần lớn chỉ phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Grab về lỗi “không có nơi đỗ xe theo quy định”.
Lý giải điều này, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở GTVT TP. HCM cho biết, hiện trên địa bàn có hàng chục nghìn xe Grab hoạt động và đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định.
“Trong quá trình kiểm tra xe Grab, đơn vị thường xử phạt các lỗi như: dừng đỗ sai quy định, không niêm yết đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải”, ông Hải thông tin.
Ông Đàm Phan Phát, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TP. HCM, cho biết thêm, thanh tra không chỉ xử phạt Grab lỗi dừng, đỗ mà cả các lỗi vi phạm như: không có đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh vận tải, không phù hiệu, không có danh sách, hợp đồng vận chuyển. Trong năm 2020, đơn vị đã xử phạt gần 1 tỷ đồng với các vi phạm trên.
“Riêng lỗi không thể hiện được danh sách hành khách đối với các chuyến đi có từ 2 hành khách trở lên hoặc giao diện phần mềm của Grab không thể hiện đầy đủ các thông tin của hợp đồng điện tử theo quy định, chúng tôi chưa xử phạt”, ông Phát cho biết.
Lý giải vì sao các sở GTVT chưa kiểm tra được việc chấp hành điều kiện kinh doanh của Công ty TNHH Grab, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, để làm được việc này, Sở GTVT TP. HCM cần phối hợp liên ngành để kiểm tra cả Grab lẫn phương tiện.
Trước đây, khi Uber còn hoạt động, lực lượng thanh tra cũng có nhiều cách thức để kiểm tra phát hiện vi phạm để xử lý như: đóng vai khách hàng và kết luận là Uber đang kinh doanh vận tải. Thời điểm đó, cũng có nhiều kiến nghị ngắt, không cho Uber vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc này không thực hiện được do vướng các cam kến liên quan hiệp định WTO. Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó chánh Thanh tra Bộ GTVT |
Cũng theo bà Hiền, việc kiểm tra của ngành GTVT chỉ kiểm tra được hình thức bên ngoài. Muốn kiểm tra được kết nối và Grab đang vận hành kết nối đó ra sao phải là ngành Thông tin và Truyền thông.
“Đang kiểm tra mà Grab ngắt kết nối, thanh tra GTVT cũng không làm gì được. Kiểm tra được phần mềm mới thấy được Grab đang quyết định giá cước, điều hành lái xe thế nào”, bà Hiền dẫn ví dụ.
Theo bà Hiền, Nghị định 10 có điều khoản quy định đơn vị kinh doanh vận tải có ứng dụng phần mềm kết nối được phép hợp tác kinh doanh vận tải nên phải kiểm tra được hợp đồng hợp tác giữa hai bên.
Các phần mềm như của Grab là vấn đề mới nên có thể trong quá trình kiểm tra họ lại vận dụng các quy định của pháp luật khác nhau.
“Quá trình soạn thảo Nghị định 10, các cơ quan chức năng cũng cố gắng quy định chặt chẽ hơn các ứng dụng công nghệ mới trong vận tải, nhưng có lẽ vẫn còn những khoảng trống mà trong quá trình kiểm tra thực tế mới nảy sinh”, bà Hiền nói.
Theo Nghị định 10, nếu Grab kinh doanh vận tải phải xin giấy phép, phương tiện do Grab quản lý và thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải. Trong trường hợp Grab đơn thuần chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm kết nối, không phải có giấy phép.
Tuy nhiên, Grab không được quyết định giá cước, điều hành lái xe. Cần xác định rõ Grab kinh doanh vận tải hay chỉ đơn thuần cung cấp phần mềm mới kiểm tra được.
“Thanh tra Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo thanh tra GTVT các địa phương tăng cường thanh kiểm tra để xử lý vi phạm. Nếu thấy vấn đề gì còn vướng mắc sẽ tiếp tục kiến nghị để hoàn thiện Nghị định 10”, bà Hiền cho biết.
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, chưa cần kiểm tra phần mềm của Grab mà tìm bằng chứng để chứng minh việc Grab quyết định giá cước, điều hành lái xe không khó. Hoàn toàn có thể kiểm tra Grab có thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải hay không.
“Hiện, chúng ta dễ dàng gọi xe Grab bằng phần mềm của Grab. Rõ ràng Grab đang điều hành lái xe mà không phải hợp tác xã hay doanh nghiệp vận tải điều hành hay quyết định giá cước. Thanh tra GTVT có thể gọi 10 chuyến xe chẳng hạn, sau đó sẽ kiểm tra số xe đó thuộc hợp tác xã vận tải nào, từ đó có thể kiểm tra hợp đồng hợp tác giữa Grab và hợp tác xã, trách nhiệm mỗi bên như thế nào, ai điều hành lái xe, ai quyết định giá cước. Sau đó đề nghị cơ quan thuế kiểm tra doanh thu vận tải và thực hiện nghĩa vụ thuế của hợp tác xã sẽ rõ ràng ngay”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, sau khi xác định rõ mối quan hệ hợp tác giữa Grab và các hợp tác xã sẽ công khai kết quả kiểm tra và đề xuất các bộ, ngành có liên quan kiểm tra các nội dung thực hiện của Grab và hợp tác xã. Thậm chí, có thể gửi báo cáo Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.
“Vấn đề là cơ quan quản lý có thực sự muốn kiểm tra, xử lý thế nào để tạo lập môi trường kinh doanh vận tải công bằng giữa Grab với các đơn vị kinh doanh vận tải, để quy định pháp luật thực sự đi vào cuộc sống”, ông Hùng nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.