'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 7/12 vừa qua, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VI đã chính thức kết thúc sau 16 tháng triển khai với 28 cuộc đối thoại chính sách giữa hai nước.
Trong tổng số 32 hạng mục được đề ra, đã có 26 hạng mục triển khai tốt hoặc đang được triển khai, liên quan đến dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, logistics – vận tải…
Tuy nhiên, còn nhiều hạng mục quan trọng như quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài, phân phối dược phẩm hiện vẫn đang chờ được thảo luận trong thời gian tới.
TheLEADER đã có buổi trao đổi với GS. Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản – một trong những người gắn liền với sáng kiến chung Việt - Nhật ngay từ giai đoạn đầu tiên.
- Ông đánh giá như thế nào về kết quả của Sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn VI nói riêng và tất cả các giai đoạn nói chung?
GS.Kenichi Ohno: Hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật đã kết thúc giai đoạn VI và sẽ tiếp tục với giai đoạn VII. Tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy những nỗ lực tiếp theo của sáng kiến này.
Những kết quả đã đạt được chưa cao như mức kì vọng, cùng có những mục tiêu chưa thể đạt được nhưng tôi cho rằng cả hai Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Thế nhưng sau rất nhiều năm, quá trình thực hiện chưa được thay đổi một cách liên tục và tốc độ thay đổi vẫn còn chậm.
Những quy định hiện tại cần được điều chỉnh để tạo môi trường kinh doanh tự do hơn cho các doanh nghiệp cũng như cần nhiều hơn dự án mới tại thị trường này.
Theo tôi Việt Nam hiện đã sẵn sàng và sẽ không còn là một quốc gia nghèo trong tương lai nữa.
- Theo ông trong giai đoạn tới, Việt Nam cần làm gì?
Sau nhiều năm sáng kiến được triển khai, chúng tôi đã thấy rất nhiều vấn đề. Trong tương lai, những vấn đề mới chắc chắn sẽ tiếp tục xuất hiện như vấn đề về visa, xuất nhập khẩu hay các vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn.
Hiện tôi vẫn chưa rõ lắm bởi có rất nhiều ngành với rất nhiều đề xuất, nhiều kế hoạch như về lĩnh vực ô tô, công nghiệp hỗ trợ hay chuỗi cung ứng.
Tôi nghĩ điều cần thiết là Việt Nam cần có những thay đổi chính sách cũng như điều chỉnh vấn đề năng suất lao động. Đây là một vấn đề hơi khó giải quyết và thỏa thuận ở cấp độ cao.
Năng suất lao động tại Việt Nam hiện tăng từ 4% đến 5% mỗi năm nhưng như vậy là chưa đủ để Việt Nam có thể với tới cấp độ cao. Hiện các quốc gia Đông Nam Á cũng tăng, Trung Quốc cũng tăng và ngay cả Nhật Bản cũng tăng.
Vì vậy tôi nghĩ Việt Nam cần phải đặt ra một mục tiêu cao đối với việc tăng trưởng năng suất lao động, từ đó vạch ra kế hoạch, những điều cần phải làm để đạt được mục tiêu đó.
- Ông có thể cho biết thêm một số kế hoạch sắp tới của phía Nhật Bản trong việc thúc đẩy môi trường kinh doanh không?
Trong tương lai, dự kiến sẽ khởi động một sáng kiến mới về thúc đẩy năng suất lao động với chính phủ Việt Nam.
Chúng tôi đã làm việc với Chính phủ, các bộ, ban ngành liên quan và cả với những trường địa học. Chính phủ Nhật Bản sẵn sang hỗ trợ nếu sáng kiến này được thông qua bởi Chính phủ Việt Nam.
Trong tương lai, hai nước sẽ có sáng kiến chung về môi trường đầu tư cũng như về năng suất lao động. Tôi nghĩ chúng ta cần có điều gì đó để hướng tới và chúng ta cần phải tạo ra những điều tích cực thay vì chỉ loại bỏ những vấn đề xấu.
Hiện tại môi trường kinh doanh tại Việt Nam không quá tệ và điều này đã được thể hiện qua sự tăng trưởng chỉ số trong xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Thế nhưng Việt Nam nên đặt mục tiêu tham gia vào danh sách những quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất. Chúng ta có thể tốt hơn, nhưng điều đó là chưa đủ.
- Xin cám ơn ông!
Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4/2003, đây là sự hợp tác đặc biệt của hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Mục đích tạo ra diễn đàn đối thoại về chính sách giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với các bộ, ngành liên quan của Việt Nam nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, minh bạch tại Việt Nam.
Đồng thời, góp phần đưa ra những khuyến nghị chính sách mang tính xây dựng, làm thông tin tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Qua 14 năm thực hiện, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã kết thúc giai đoạn VI, góp phần không nhỏ trong thúc đẩy đầu tư mới, cũng như mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Sáng kiến cũng là kênh thông tin hữu hiệu để các cơ quan của Việt Nam hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực thi chính sách pháp luật.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.