Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Khắc phục tình trạng thiếu bãi đỗ xe
Theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội với Bộ Giao thông vận tải (GTVT), trước sức ép về nhu cầu đỗ xe của người dân, trong khi các điểm đỗ công cộng của thành phố chưa đáp ứng kịp, để có cơ sở cho phép tiếp tục duy trì các điểm đỗ xe dưới gầm cầu, UBND thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh Thông tư 35/2017/TT-BGTVT.
Thời gian mà UBND thành phố Hà Nội muốn Bộ GTVT cho phép việc này đến hết năm 2023. Để phục vụ nhu cầu giao dịch của các cơ quan, đơn vị và nhân dân; phục vụ các hoạt động văn hóa, các hoạt động khác trên địa bàn thành phố, UBND thành phố Hà Nội cam kết đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tại các vị trí trông giữ dưới gầm cầu.
UBND thành phố Hà Nội cũng đề xuất trong thời gian chờ Bộ GTVT xem xét, Bộ GTVT thống nhất cho phép thành phố tiếp tục tổ chức trông giữ phương tiện dưới gầm cầu tại các vị trí đã cấp phép như lâu nay.
Là đơn vị tham mưu cho thành phố Hà Nội đưa ra kiến nghị trên, Phó Giám đốc Sở GTVT Ngô Mạnh Tuấn cho rằng, do khi lượng phương tiện gia tăng nhanh, diện tích đất cũng như các công trình hạ tầng dành cho giao thông tĩnh lại chậm phát triển nên Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực giao thông nói chung và giao thông tĩnh nói riêng. Từ thực tế này, đòi hỏi thành phố và các cơ quan chuyên môn phải có những biện pháp tức thời, tận dụng mọi khả năng, mọi vị trí có thể phục vụ nhu cầu đỗ, gửi xe của người dân.
“Việc đề xuất sửa đổi Thông tư 35 là để phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội cũng như các đô thị lớn khác”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Ðề xuất lấy đất từ các dự án treo
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, trước thời điểm Bộ GTVT ban hành Thông tư số 35 là tháng 10/2017, trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm vị trí, điểm trông giữ xe dưới gầm cầu. Riêng gầm đường Vành đai 3 trên cao đoạn từ Pháp Vân (Hoàng Mai) đến cầu Dậu (Thanh Trì - Thanh Xuân) có hàng chục điểm trông giữ phương tiện xe máy, ô tô, thậm chí cả là xe khách, xe tải lớn. Từ tháng 10/2017, với nội dung “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác…”, được quy định tại Thông tư số 35, hầu hết các bãi, điểm trông giữ xe dưới gầm cầu tại Hà Nội được giải tỏa.
Thực tế, trên địa bàn Thủ đô vẫn còn 4 vị trí gầm cầu đang tổ chức trông giữ phương tiện được Sở GTVT Hà Nội cấp phép, bao gồm: gầm cầu Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng); gầm cầu Chương Dương (Hoàn Kiếm), Ngã tư Vọng (Đống Đa), Mai Dịch (Cầu Giấy).
Nêu lý do cấp phép theo dạng “xé rào” cho 4 vị trí gầm cầu này, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, gầm cầu Vĩnh Tuy, Chương Dương được cấp phép để trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội các tối cuối tuần từ thứ 6 đến Chủ nhật; gầm cầu vượt Ngã tư Vọng cấp phép để phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai; gầm cầu vượt Mai Dịch cấp phép để trông giữ phương tiện vi phạm.
Cho ý kiến về việc trên, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, đã là quy định thì phải thực hiện nghiêm túc. Thông tư quy định như vậy thì không thể địa phương này thực hiện, địa phương kia thì thông, nếu cứ thế này sẽ xảy ra bất bình đẳng.
Theo ông Quyền, cho dù cơ quan được giao trông giữ xe có làm tốt đi chăng nữa thì phương tiện, đặc biệt là ô tô, xe tải luôn chứa nhiều nhiên liệu, hàng hóa dễ cháy nổ, do vậy chập cháy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hầu hết các gầm cầu cạn, cầu vượt tại Hà Nội hiện nay bên trên đều là đường giao thông nên nếu xảy ra cháy nổ lớn thì thiệt hại, hậu quả sẽ không thể lường trước được. “Ở một số thành phố phát triển trên thế giới, gầm cầu thường được đơn vị quản lý trồng cỏ, hoa tươi… Việc này vừa đảm bảo được việc phục vụ đúng chức năng vừa tạo cảnh quan. Với những đoạn không trồng cỏ, hoa được, người ta xây những ụ nổi để chống việc lấn chiếm, sử dụng sai mục đích”, ông Quyền nói thêm.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, dẫn chứng lý do khan hiếm diện tích, quỹ đất để cấp phép cho đỗ xe tạm ở gầm cầu là chưa thuyết phục. Theo ông, hệ thống cầu, bao gồm cả gầm cầu có thiết kế là để phục vụ giao thông, cho đỗ xe là hoàn toàn sử dụng sai mục đích. Đưa ra giải pháp cho việc này, ông Liên đề xuất: tại các quận nội thành Hà Nội hiện đang có hàng chục dự án, khu đất treo nhiều năm nay, nhiều khu đất cho thuê đi thuê lại và sử dụng không đúng quy hoạch sao thành phố không cho thu hồi hoặc cấp phép để làm bãi xe tạm. “Việc này vừa giải quyết được nhu cầu của người dân trong vùng, vừa tránh tình trạng dự án bị treo, bị cho thuê, sử dụng vô tội vạ, gây cháy nổ thường xuyên”.
Thông tin với PV Tiền Phong, đại diện Bộ GTVT cho biết, Bộ đang giao các vụ chức năng nghiên cứu cho ý kiến về đề xuất của thành phố Hà Nội. Từ các tham mưu của vụ chức năng, Bộ GTVT sẽ có ý kiến cụ thể việc này. Tuy nhiên về quan điểm, đại diện Bộ GTVT nhấn mạnh, đã là quy định, thông tư thì cần phải thực hiện nghiêm, bình đẳng giữa các địa phương. |
Xem thêm: Hà Nội sẽ đầu tư 30.000 tỷ đồng xây 204 bãi đỗ xe công cộng theo hình thức xã hội hóa
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.