Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trước đó, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm diễn ra sáng 16/6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thừa nhận thành phố vẫn còn thiếu nghiêm trọng các điểm giao thông tĩnh, đặc biệt là các bãi đỗ xe.
Ông Nguyễn Đức Chung thông tin tới cử tri rằng đến nay thành phố đã kêu gọi thành công một số nhà đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe ngầm.
Theo lãnh đạo thành phố, để thiết kế một bãi đỗ xe ngầm phải mất 2 năm; số tiền đầu tư lớn, như dự án bãi xe ngầm ở Cung thể thao Quần Ngựa lên đến 2.700 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn lâu (dự kiến 30 - 35 năm).
Bên cạnh bãi đỗ xe ở sân Quần Ngựa, Hà Nội đang phối hợp với các nhà đầu tư tìm hiểu, nghiêm cứu các địa điểm khác trong nội đô để xây dựng bãi đỗ xe như: sân Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, phía trước cổng công viên Thống Nhất, trước cửa Nhà hát Lớn...
“Ngoài ra, một tập đoàn cũng đã nghiên cứu việc xây dựng bãi xe ngầm cạnh công viên Thủ lệ với công suất 1.400 ôtô, 2.000 xe máy”, ông Nguyễn Đức Chung cho biết.
Lý giải về tình hình ùn tắc giao thông trong thành phố, ông Nguyễn Đức Chung nói:"Hà Nội xảy ra ùn tắc do các phương tiện giao thông tăng quá nhanh. Cụ thể, đến nay số lượng ôtô khoảng 620.000 (chưa kể xe của các lực lượng vũ trang), xe máy 5,5 triệu. Bên cạnh đó, ý thức khi tham gia giao thông một bộ phận người dân chưa cao...".
Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư các dự án bãi đỗ xe ngầm, Hà Nội cũng đang đưa ra các giải pháp nhằm giãn dân ở khu vực nội đô.
Lãnh đạo thành phố cho biết, hiện Hà Nội đã quy hoạch xong 3 khu là Hoà Lạc, Sóc Sơn và Sơn Tây; thời gian tới hoàn thành đô thị vệ tinh Xuân Mai và Phú Xuyên.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.