Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đơn khiếu nại của các hộ dân trú tại tổ 20, phường Quảng An, quận Tây Hồ, từ tháng 11/2015 đến nay, nhiều hộ dân ở ngõ 94 và 96 đường Tô Ngọc Vân được thông báo về Quyết định 766/QĐ-UBND ngày 11/2/2015 của UBND TP. Hà Nội về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng bãi đỗ xe tại khu đất cạnh ao sen Công đoàn thuộc phường Quảng An.
Tiếp đó, các hộ dân này nhận được công văn của Sở Quy hoạch Kiến trúc, thông báo của UBND quận Tây Hồ về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trên.
Tuy nhiên, sau khi đối chiếu nhiều văn bản, các hộ dân cho rằng, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt Dự án bãi đỗ xe tại khu đất ao sen Công đoàn không đúng quy trình pháp luật.
Cụ thể, Luật Đất đai năm 2013 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND quy định: thẩm quyền quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (như dự án bãi đỗ xe trên) thuộc về HĐND - thông qua việc ra Nghị quyết.
Tuy nhiên, Nghị quyết 06/NQ-HĐND ban hành ngày 5/12/2014 của HĐND TP. Hà Nội "về việc thông qua danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2015; dự án, công trình chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2015" hoàn toàn không có dự án bãi đỗ xe tại khu đất cạnh ao sen Công đoàn.
Trên thực tế, dự án này mới được xuất hiện ở Nghị quyết số 13/NQ-HĐND – tại "Danh mục công trình, dự án thu hồi đất trong năm kế hoạch sử dụng đất 2015 quận Tây Hồ chuyển sang năm 2016" - ban hành ngày 2/12/2015.
Đáng chú ý hơn nữa, sự xuất hiện của dự án này tại Nghị quyết 13 lại là do đề xuất của UBND thành phố tại Tờ trình số 82/TTr-UBND ngày 13/11/2015.
Có nghĩa đây là dự án "được thêm vào" chứ không phải dự án đã được phê duyệt từ năm 2014 để thực hiện trong năm 2015 nhưng chưa thực hiện và được chuyển sang năm 2016.
Đặc biệt, theo các hộ dân, Quyết định 766/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe tại khu đất cạnh ao sen Công đoàn được UBND thành phố ban hành ngày 11/2/2015, sớm hơn tới 10 tháng so với Nghị quyết 13 (ban hành tháng 12/2015).
Có nghĩa là trong trường hợp này, UBND thành phố Hà Nội đã "cầm đèn chạy trước ô tô", ra Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi HĐND ra Nghị quyết phê duyệt dự án!
Tại Nghị quyết số 06/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 "về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2010", điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 Điều 1, HĐND thành phố đã xác định: "Thành lập khu bảo vệ cảnh quan hồ Tây: Diện tích tự nhiên khoảng 524 ha, nằm trên địa bàn các phường: Quảng An, Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Xuân La, Nhật Tân quận Tây Hồ nhằm bảo vệ sinh thái hồ tự nhiên, bảo tồn các loài hoang dã (sâm cầm, cò), bảo vệ di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch, giáo dục, nghiên cứu".
Nghị quyết nêu trên tuy được ban hành nhưng đáng tiếc chưa có quy hoạch chi tiết đâu là khu bảo vệ cảnh quan hồ Tây. Mặc dù vậy, theo ý kiến các hộ dân, khu vực ao ông Lạp – hiện đang lưu giữ các loài sen Tây Hồ - đương nhiên phải được xác định là nơi bảo tồn sen (ao này là 1 trong 4 ao hồ còn lại thuộc phường Quảng An có trồng sen).
Thực tế triển khai dự án bãi đỗ xe tại khu đất cạnh ao sen Công đoàn cho thấy dự án này đã lấn một phần ao sen – một trong nhưng nơi đang bảo tồn và phát triển giống sen Tây Hồ.
Như vậy, dự án đã vi phạm vào khu vực đã được quy hoạch bảo tồn văn hoá của Hà Nội, xâm phạm Nghị quyết số 06 của HĐND thành phố.
Điều này cũng đồng nghĩa Tờ trình số 82 của UBND thành phố và Báo cáo đánh giác tác động của việc xây dựng Nghị quyết làm cơ sở để trình HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 13 chỉ là việc làm "chiếu lệ, qua loa"; không hề xem xét tới Nghị quyết 06 trước đó.
Quyết định 766 của UBDN thành phố nêu mục đích xây dựng bãi đỗ xe là nhằm góp phần giảm tải ách tắc giao thông, cung cấp chỗ đỗ xe cho khu dân cư có mật độ cư trú lớn hoặc các đầu mối giao thông, trung tâm thể thao, giải trí, siêu thị hoặc trường học.
Tuy nhiên, các hộ dân cho rằng khu vực phố Tô Ngọc Vân, phường Quảng An không phải là trục giao thông chính; mật độ dân cư khá thấp do toàn biệt thự chủ yếu cho người nước ngoài thuê và có đủ diện tích để xe riêng; trong bán kính 1km không có chung cư cao tầng. Do đó, việc xây dựng bãi đỗ xe tại khu vực này không có ý nghĩa giảm ách tắc giao thông hay đáp ứng nhu cầu của các khu chung cư cao tầng, trung tâm thể thao, giải trí hay khu thương mại.
Ngoài ra, quy mô bãi đỗ xe chỉ rộng 1.304 m2, sức chứa 53 xe ô tô. Với quy mô như vậy thì không giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông hoặc đáp ứng nhu cầu của 1 nhà chung cư cao tầng chứ chưa nói đến điểm nút giao thông hoặc trung tâm thương mại, thể thao, giải trí.
Mặt khác, ngay tại ngõ 67 Tô Ngọc Vân (ngõ đối diện với ngõ 94), cạnh đình Quảng An cũng đã có 1 bãi đỗ xe công cộng do 1 công ty thuê đất công của phường Quảng An với quy mô chứa thường xuyên khoảng 100 xe ô tô.
Lật lại lịch sử của chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe – Công ty Cổ phần Nam Quốc Sơn, các hộ dân cho biết công ty có vốn điều lệ chỉ 300 tỷ đồng, lại kinh doanh rất nhiều ngành nghề nên năng lực tài chính không đủ. Căn cứ vào số thuế nộp hằng năm của công ty có thể thấy đơn vị này hoạt động khá èo uột.
Chính vì thế, các hộ dân đặt câu hỏi: Việc lấy đất làm dự án bãi đỗ xe có phải thực sự như đúng mục đích đầu tư không hay công ty Nam Quốc Sơn chỉ là bình phong để che đậy cho một vài cá nhân hoạt động thâu tóm tài sản Nhà nước thông qua các hình thức đầu tư?
Cách thức "hô biến" đó là sau khi triển khai dự án từ 3 – 5 năm, lấy lý do không có lãi, xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. Với thời hạn giao đất 50 năm, đơn vị nắm dự án hoàn toàn có thể chia lô xây biệt thự, bán thu lời. Với mức giá giao dịch hiện nay từ 250 – 300 triệu đồng/m2, có thể thu được hàng trăm tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.