Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dự án xây dựng nhà tái định cư tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai được UBND TP. Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2010 nhằm phục vụ giải phóng mặt bằng Công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Theo phê duyệt chủ trương đầu tư thời điểm năm 2010, dự án có tổng kinh phí 761 tỷ đồng với dự kiến xây dựng 4 cụm nhà chung cư cao tầng (từ 9 đến 15 tầng) có chức năng là nhà ở với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh.
Đến nay đã hơn chục năm, mới có 2/4 tòa được xây dựng. Theo quan sát của PV Báo Giao thông, 2 toà chung cư trên đã cơ bản hoàn thiện, có thể đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa có người ở. Lối ra vào tòa nhà đóng kín, cỏ mọc um tùm.
Anh Nguyễn Văn Long, một người dân sinh sống gần đó cũng thắc mắc, "Không hiểu vì lý do gì mà 2 toà chung cư đã hoàn thiện thô từ lâu nhưng không được thi công thêm, cũng không có người vào ở?".
Cùng trên địa bàn quận Hoàng Mai, 3 toà nhà tái định cư hơn 10 tầng, sơn xanh nước biển đứng ngay mặt đường Tân Mai, view Hồ Đền Lừ, giá thị trường khoảng 30-40 triệu đồng/m2 cũng bị bỏ trống. Không có người ở, công trình đang dần xuống cấp. Một vài chỗ đã xuất hiện vết nứt, phai màu sơn. Xung quanh xuất hiện nhiều tụ điểm tiêm trích, kim tiêm được vứt ngay tại chỗ.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã chỉ đạo Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng và đầu tư phát triển nhà ở phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố; đề xuất các biện pháp giải quyết trước mắt và lâu dài. |
Theo ghi nhận, trên nhiều quận thuộc TP. Hà Nội cũng diễn ra tình trạng tương tự, như: Khu tái định cư Hoàng Cầu (quận Đống Đa), thành phố Giao lưu (quận Bắc Từ Liêm), Nhà tái định cư 4A Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng), 3 tòa nhà tái định cư thuộc Khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên). Cũng có những dự án hoàn thành xây dựng 2-3 năm nay nhưng bỏ trống nhiều như: A14 Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy); X2 Đại Kim (quận Hoàng Mai)...
Đại diện quận Hoàng Mai cho biết, đây là quỹ nhà được xây dựng sẵn để bố trí cho các gia đình thuộc diện được tái định cư khi nhà nước giải tỏa, thu hồi đất phục vụ các mục đích công cộng. Tuy nhiên chưa được sử dụng.
Còn lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội thì lý giải, nhà tái định cư chưa được đưa vào sử dụng là do chưa đủ điều kiện bàn giao, chưa được nghiệm thu theo quy định. Với các chung cư ít người về ở, một phần nguyên nhân đến từ việc các địa phương đã xin quỹ nhà nhưng tiến độ giải phóng mặt bằng chậm.
Ngoài ra, từ cuối năm 2016, thành phố thực hiện cơ chế hỗ trợ tái định cư bằng tiền, thay vì bằng nhà nên nhiều hộ gia đình, cá nhân nhận hỗ trợ bằng tiền. "Đơn cử, năm 2020, quận Hai Bà Trưng được giao thực hiện giải phóng mặt bằng 2 dự án: Vành đai 2 đoạn cầu Mai Động - Ngã Tư Vọng và khu liên cơ Vân Hồ với 807 phương án tái định cư được phê duyệt, song chỉ có 50/807 phương án nhận tái định cư bằng căn hộ", Sở Xây dựng dẫn chứng.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trước đây có chủ trương là phải xây quỹ nhà tái định cư để phục vụ phát triển các dự án thu hồi đất ở, nhà ở của người dân nằm trong dự án. Tuy nhiên, dự án nhà tái định cư dần bộc lộ các bất hợp lý.
Tuy nhiên, ở giai đoạn trước, nhà tái định cư được thực hiện như dự án ngân sách nhà nước, được cấp vốn rồi giao cho các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư, xây dựng, kèm theo một số ưu đãi cho các đơn vị này. Thực tế cho thấy, hiệu quả của các dự án nhà tái định cư trong giai đoạn này chưa tốt.
Bên cạnh đó, trước khi tiến hành xây dựng nhà tái định cư, việc nghiên cứu xem liệu dự án có đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân hay không lại chưa được tiến hành kỹ càng, sâu sát.
"Hệ quả là, nhiều quỹ nhà tái định cư được xây dựng trước đây bị bỏ hoang vì không phù hợp nhu cầu sử dụng và các công trình đó thường xuống cấp rất nhanh", ông Đính nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho hay, Luật Nhà ở 2014 cho phép chuyển đổi nhà ở xã hội sang nhà ở tái định cư, cho phép mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội và nhà ở tái định cư nên nhiều người dân đã lựa chọn đền bù bằng tiền để mua nhà ở thương mại thay vì nhận nhà tái định cư. "Người dân chắc chắn họ thích ở nhà ở thương mại hơn, bởi người ta quan ngại về chất lượng nhà tái định cư, quan ngại về thiết bị, tiện ích…".
Ông Nguyễn Gia Huy, Tổng Giám đốc Công ty bất động sản Vland (Hà đông) thì cho rằng, đối với những nhà tái định cư chưa sử dụng có thể tạm thời cho người dân thuê ở, thuê làm văn phòng để tránh lãng phí.
Chi phí thu được sẽ sử dụng duy tu, bảo trì chính các nhà tái định cư đó, đảm bảo qua thời gian vẫn được chăm sóc, vận hành an toàn. Nguồn kinh phí dư thừa thu được từ tiền cho thuê có thể dùng để phát triển nhà ở xã hội, tái định cư và nhiều hoạt động xã hội khác.
"Nếu xác định không dùng đến, nhà tái định cư dư thừa có thể bán cho những người dân có thu nhập thấp nhằm ổn định đời sống cho người dân, xoá sổ những khu ổ chuột, những nhà tập thể cũ kỹ, xập xệ... Còn việc làm như thế nào là do những nhà quản lý. Tuy nhiên quá trình triển khai cũng cần cẩn trọng, tránh tham nhũng, lãng phí, thất thoát nguồn lực nhà nước", ông Huy nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.