Hà Nội: Quỹ đất lớn còn sót lại, rộng bằng 8 quận nội thành, cách hồ Gươm vài phút đi xe

Ngọc Đẹp - 06/02/2024 01:06 (GMT+7)

Đồ án phân khu đô thị sông Hồng được cho là cơ hội để Hà Nội tận dụng quỹ đất có giá trị cao, rộng đến 11.000 ha, trải dài 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở.

Trái ngược với cảnh sầm uất của trung tâm Hà Nội, nơi những căn nhà được rao bán
vài trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi m2, nhiều nơi quỹ đất gần như không còn,
khó phát triển không gian đô thị thì quỹ đất ven sông Hồng từ lâu được chính quyền
và nhiều doanh nghiệp nhắm đến để có thể mở rộng không gian cho Hà Nội.

 

Được biết, sông Hồng chảy qua Hà Nội để lại nhiều bãi giữa, hay còn gọi bãi nổi, bồi có diện tích rộng lớn, vị trí và cảnh quan đẹp. Để tận dụng quỹ đất lớn có giá trị cao, vào cuối tháng 3 năm 2022 thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000.

 

Theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thuộc địa giới hành chính của 55 phường,  xã thuộc 13 quận, huyện, trải dài 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Phân khu quy hoạch có diện tích gần 11.000 ha, rộng bằng tổng diện tích 8 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm cộng lại.  Trong đó sông Hồng chiếm 3.600 ha (33%), đất bãi sông hơn 5.400 ha (50%).  Phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê, các công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật…Bản đồ vị trí các bãi sông Hồng trong khu vực quy hoạch.

 

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 khoảng 300.000.
Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000, dân số đất nhóm nhà ở mới
là 85.000. Phân khu đô thị sông Hồng được định hướng chức năng chính là không gian
thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm. Đồng thời, đây được cho là cơ hội
để Hà Nội tận dụng quỹ đất lớn có giá trị cao, như "mỏ vàng" để thành phố
tạo dựng không gian xanh, công cộng một cách chủ động.

 

Thực tế, việc quy hoạch hai bờ sông Hồng đã được đề cập nhiều lần, từ hàng chục năm về trước, đã có nhiều đề án liên quan đến quy hoạch đô thị sông Hồng được nghiên cứu, đề xuất nhưng đều chưa thành hiện thực. Điển hình như vào năm 1994, dự án Trấn Sông Hồng (còn gọi Sông Hồng City) được nhà đầu tư Singapore đề xuất xây dựng tại một mảnh đất ngoài đê khu vực An Dương, tổng vốn đầu tư dự kiến khi đó là 240 tỷ đồng. Tuy nhiên, do có một số vướng mắc, đặc biệt là vấn đề trị thủy nên dự án chưa triển khai được.

 

Năm 2016, Hà Nội triển khai quy hoạch sông Hồng với yêu cầu nghiên cứu lập đồ án dọc hai bên sông theo hướng đảm bảo phòng chống lũ, tạo lập một đô thị hiện đại, khai thác hiệu quả quỹ đất… Sau đó, có ba doanh nghiệp là Sun Group, Vingroup, Công ty cổ phần Geleximco tự góp kinh phí nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông Hồng theo 2 phương án.

 

Một là xây dựng đường và đê kết hợp đảm bảo khai thác quỹ đất phát triển đô thị, giữ an toàn nội đô (chống lũ trên báo động 3), thay thế cho tuyến đê hiện tại. Hai là quy hoạch xây dựng đường và đê kết hợp đảm bảo chống lũ báo động 2. Bên cạnh đó, quy hoạch  xây dựng hệ thống hồ, kênh thu nước, phục vụ tiêu thoát nước hỗ trợ tuyến đê phía trong (đê hiện tại) đảm bảo chống lũ trên báo động 3.

 

Năm 2017, một trong 3 nhà đầu tư dự án là Geleximco đã chủ động mời Viện Thiết kế và
Quy hoạch thành phố Hàng Châu tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5.000 cho đô thị
hai bên sông Hồng. Tuy nhiên sau đó, UBND Hà Nội cho biết chưa đồng ý cho đơn vị tư vấn
nước ngoài nào tư vấn. Sau nhiều năm, kể từ khi lãnh đạo Hà Nội bắt đầu tính đến
quy hoạch phân khu đô thị dọc hai bờ sông Hồng, thành phố đã hoàn thiện đồ án chi tiết
và được phê duyệt vào cuối tháng 3/2022, như vừa nêu trên.

 

Sau khi được phê duyệt, đến tháng 11/2022 bốn quận gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ,
Long Biên đề xuất thành phố cho lập đề án công viên văn hóa đa năng ở khu vực
bãi nổi giữa sông Hồng. Bãi giữa sông Hồng chủ yếu nằm trên quận Hoàn Kiếm
(hai phường Chương Dương, Phúc Tân) với diện tích dao động 15,3-18 ha, chiều dài bờ sông 3,8 km.

 

Ghi nhận hiện nay, khu vực này vẫn trong tình trạng ngổn ngang, thiếu quản lý. Phần lớn
diện tích đất tại khu vực này được người dân gần đó tự trồng rau tăng gia,
phần còn lại bỏ trống, cỏ lau mọc um tùm. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình,
được gọi là “xóm phao”. Tuy nhiên, việc quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
không chỉ hướng đến mục tiêu tổ chức lại không gian 2 bên bờ sông,
mà quy hoạch cũng nêu rất cụ thể việc ai đi, ai ở…

 

Việc lập đề án hướng tới mục tiêu cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; điều này sẽ giúp khai thác
hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng;
lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh,
hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch.
Theo An ninh tiền tệ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi tố liên quan đến dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024, tạo đà cho các công ty tài chính bứt phá. Nhiều công ty tài chính như FE Credit, Mcredit hay EVNFinance cũng đã mạnh dạn đề ra mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Công ty cổ phần Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận mới công bố tình hình tài chính năm 2023. Lợi nhuận âm liên tiếp 3 năm, lãi trái phiếu kỳ 5 thanh toán chậm do chưa có nguồn.

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS) báo lãi sau thuế tới 150 tỷ đồng trong quý I/2024, bằng 50% kế hoạch năm.

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn EverLand (HoSE: EVG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu thuần trong khi lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Minh An bị khởi tố để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng".

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.