'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
VietnamFinance xin điểm lại những “lời hứa” mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Đầu tiên phải kể đến Dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, sẽ ưu tiên làm trước 654km với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng.
Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, “10 dự án thành phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam đã hoàn thành phê duyệt trong tháng 10/2018. Hiện Bộ GTVT đang mở thầu thiết kế kỹ thuật và dự kiến tháng 2/2019 sẽ xong bình đồ các cọc tiêu để phối hợp với địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB)”.
“Trong năm 2019 chúng tôi cũng sẽ phấn đấu giải ngân 50% (khoảng 7.000 tỷ đồng) số tiền mà Quốc hội đã bố trí. Sau đó, đến năm 2020 sẽ giải ngân toàn bộ 14.000 tỷ để triển khai phần xây lắp”.
Sẽ khởi công 3 dự án đường bộ cao tốc trong tháng 7-8/2019
“Còn về công tác đấu thầu chúng tôi sẽ sớm triển khai nhanh chóng để khởi công 3 dự án ngân sách nhà nước ngay trong tháng 7-8/2019. Riêng 8 dự án PPP, phấn đấu tháng 9-10/2019 sẽ phát hành hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu quốc tế. Trong 2019, phấn đấu tìm được các nhà đầu tư để năm 2020-2021 các nhà đầu tư sẽ có mặt bằng sạch và tập trung cho công tác xây dựng”, Bộ trưởng Thể nói.
Như vậy, ngay trong nhiệm kỳ này, Bộ GTVT đã có thể khởi công và hoàn thành ngay một số đoạn tuyến để “gắn mạch” tuyến cao tốc Bắc – Nam.
Đây là dự án lớn, trọng điểm quốc gia với tổng mức đầu tư lên tới 16 tỷ USD, quy mô 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng/năm. Dự án có diện tích 5.500 ha và phải giải toả khoảng 4.700 hộ dân. Đây là khối lượng công việc khổng lồ và dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Dù có thể trong nhiệm kỳ của Tư lệnh ngành Nguyễn Văn Thể chưa kịp hoàn thành nhưng đây là bước chạy đà cực kỳ quan trọng.
Phấn đấu hoàn thành GPMB giai đoạn 1 vào năm 2020
Trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Văn Thể cho biết: Hiện nay, Bộ GTVT và các đơn vị đang rất nỗ lực đẩy nhanh tiến độ dự án, nhưng chúng tôi phấn đấu tháng 3/2019 sẽ đánh giá xong tác động môi trường. Đến tháng 6/2019, phấn đấu hoàn thành hồ sơ dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Còn đối với công tác GPMB hiện Bộ đang phối hợp với tỉnh Đồng Nai và mong muốn cố gắng hoàn thành giai đoạn 1 (khoảng 180ha) vào năm 2020. Dự kiến, tháng 10/2019, chúng tôi sẽ thông qua quốc hội, để Chính phủ phê duyệt sân bay Long Thành, đấu thầu thiết kế vào năm 2020. Từ đó, đủ điều kiện để tiến hành xây dựng vào năm 2021.
“Còn về nguồn vốn, Bộ GTVT và Uỷ ban quản lý vốn nhà nước cũng đang nghiên cứu để đề xuất một số hướng, ví dụ như dựa vào ACV làm nòng cốt huy động vốn từ các ngân hàng. Hoặc phương án 2 cũng có thể là ACV cùng với một số doanh nghiệp và Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tập hợp vốn của nhà nước và các doanh nghiệp cùng thực hiện.
Phương án thứ 3, có thể Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tập hợp, kêu gọi nguồn vốn tư nhân trong nước để huy động vốn. Phương án thứ 4, có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn người dân để xây dựng sân bay Long Thành”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chia sẻ.
Trong khi sân bay Long Thành nếu đúng tiến độ sẽ khởi công vào năm 2021 (dự kiến hoàn thành vào năm 2025) thì một vấn đề nóng khác đặt lên “vai” Tư lệnh ngành giao thông đó là phải sớm hoàn thành mở rộng xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải cần gấp rút mở rộng
Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải khi trong năm 2017 khi lượng khách đạt 36 triệu lượt khách, tức vượt quy hoạch đến 2020 (khoảng 25 triệu khách) đến 44%. Vào tháng 8/2018, Bộ GTVT đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 lên tới 50 triệu khách/năm
Đặc biệt, đối với nhà ga quốc nội hiện đáp ứng 12,5 triệu khách/năm, song năm 2017 nhà ga này phải phục vụ 23 triệu lượt khách. Vào những giờ cao điểm, nhà ga quốc tế và quốc nội luôn chật cứng người.
Vì thế, trong nhiệm kỳ này, một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí, Chính phủ sẽ sàng cho phép cơ chế đặc biệt để triển khai dự án.
Theo tính toán, mỗi năm hiện nguồn vốn duy tu sửa chữa đường bộ đạt khoảng trên dưới 10.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, thực tế mà Bộ GTVT ghi nhận cho thấy, nguồn vốn cho duy tu sửa chữa các tuyến đường hàng năm lên tới 25.000 tỷ đồng, có những năm còn cao hơn như vậy.
Vì thế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể mong muốn xây dựng một quỹ đường bộ đủ lớn để bảo dưỡng, duy tu sửa chữa các tuyến đường. Bởi 1 đồng vốn cho duy tu còn đáng giá hơn 3 lần đồng vốn cho xây mới.
Thiếu tiền duy tu sửa chữa, nhiều tuyến đường nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng nặng
Bộ trưởng cho biết: “Mỗi tuyến đường sau khi hoàn thành, sau 4-5 năm chúng ta phải trung tu, từ 8-10 năm chúng ta phải đại tu theo quy trình, quy phạm bắt buộc. Ở nước ngoài, người ta làm tốt công tác duy tu nên các tuyến đường của họ rất tốt, chỉ hư hỏng chút là họ sửa ngay”.
“Còn tại Việt Nam, do nguồn vốn chúng ta khó khăn, vì thế, không đảm bảo công tác sửa chữa khiến một số tuyến đường xuống cấp nhanh chóng. Vì thế, Bộ GTVT đang chuẩn bị báo cáo lên Chính phủ, các cơ quan TƯ và rất mong muốn sự đóng góp, ủng hộ từ dư luận để xây dựng Đề án bảo trì đường bộ mới. Từ đó, có kinh phí duy tu kịp thời, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội tích cực và nhìn thấy ngay”, ông Thể chia sẻ.
Một tâm huyết khác mà người dân mong chờ tại nhiệm kỳ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là phải sớm phê duyệt Dự án Cảng nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng).
Qua khảo sát, nhà đầu tư ILDC đã đề xuất Bộ GTVT cho phép đầu tư khu phức hợp cảng biển nước sâu Mekong ILDC với tổng mức đầu tư khoảng 6 tỷ USD.
Sớm quy hoạch Cảng nước sâu Trần Để thành cửa ngõ tầm cỡ khu vực
Dự án sẽ bao gồm các hạng mục cụm cảng biển (quy mô 200.000 DWT), khu dịch vụ cảng và khu đô thị, công nghiệp gắn liền với cảng, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 6.000 ha. Thời gian thực hiện trong vòng 7 năm và đưa vào hoạt động năm 2026.
Đây là dự án cảng nước sâu quan trọng mang tính liên vùng và có ý nghĩa đặc biệt đối với toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chứ không chỉ riêng tỉnh Sóc Trăng.
Nhiều năm qua, việc khao khát có một tuyến đường sắt tốc độ cao là mong mỏi của nhiều người dân Việt Nam. Còn nhớ, năm 2010, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã trình bày dự án này trước Quốc hội.
Tuy nhiên, với nguồn vốn 50 tỷ USD thời điểm đó, dự án đã bị Quốc hội “bác bỏ”. Từ đó đến năm 2017, dự án đường sắt tốc độ cao vẫn nằm trên giấy.
Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10/2019
Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã đề xuất tái khởi động dự án. Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ khảo sát, nghiên cứu tiền khả thi dự án. Đến nay, lần đầu tiên dự án đã có hình hài rõ nét.
Cụ thể, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 58,71 tỷ USD, nhu cầu sử dụng đất là 7.875 ha. Công tác GPMB sẽ thực hiện từ 2020 – 2025. Sau đó, sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu, đấu thầu. Dự kiến đến năm 2032 sẽ đưa vào khai thác một số đoạn ưu tiên. Đặc biệt, trong tháng 10/2019, dự án sẽ được trình Quốc hội.
Chắc chắn, trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, dự án đường sắt tốc độ cao chưa thể hoàn thành, nhưng cũng phải nhìn nhận khách quan về những đóng góp của vị Tư lệnh ngành đối với dự án trọng điểm này.
Bên cạnh những mong mỏi trên, trong 3 năm tới, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể còn phải giải quyết nhiều “bài toán” hóc búa khác như: kìm chế số người chết vì tai nạn giao thông, rà soát các dự án BOT đặt sai vị trí, đẩy mạnh 4.0 trong các lĩnh vực giao thông thông, làm thế nào để hút vốn tư nhân cho giao thông…
Người dân sẽ dõi theo bước chân của vị “thuyền trưởng ngành” trong 3 năm tới với trọng trách đi trước, mở đường. Đó cũng là “lá phiếu tín nhiệm” cao nhất gửi tới Tư lệnh ngành giao thông vận tải.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.