Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Những ai từng đi đến trung tâm TP. HCM, ngang qua giao lộ Hàm Nghi và Tôn Đức Thắng ngay quận 1, sát bên chân cầu Khánh Hội, cũng bày tỏ sự tiếc rẻ với cao ốc Sài Gòn One Tower dở dang nằm chơ vơ hơn chục năm qua.
Với diện tích hơn 6.672m2, theo thiết kế ban đầu tòa nhà sẽ có khối đế là trung tâm thương mại dịch vụ cao 6 tầng, khối văn phòng đạt chuẩn quốc tế với 34 tầng và khối căn hộ cao cấp.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 256 triệu USD (tương đương khoảng 5.000 tỷ đồng), từng được kỳ vọng là một trong những tòa cao ốc biểu tượng tại Sài Gòn. Thế nhưng được khởi công từ năm 2007, đến cuối năm 2011 dự án đã ngưng thi công đến nay.
Năm 2017, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) công bố đã thu giữ tòa nhà để xử lý và thu hồi nợ của chủ đầu tư. VAMC đã mua lại khoản nợ từ Maritime Bank và DongA Bank đối với nhóm khách hàng gồm Công ty Cổ phần Sài Gòn One Tower (trước đây là Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn M&C); Công ty Cổ phần đầu tư Liên Phát; Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Minh Quân; Công ty Cổ phần Tân Superdeck M&C với tổng dư nợ cả gốc và lãi khi đó là hơn 7.000 tỷ đồng.
Đến tháng 3/2018, VAMC công bố đưa ra bán đấu giá dự án Sài Gòn One Tower với giá khởi điểm 6.110 tỷ đồng. Dù kết quả không công bố, nhưng rõ ràng cuộc bán đấu giá này chưa thành công, xác dự án vẫn khiến bộ mặt đô thị bị ảnh hưởng. Khu đất được đánh giá là đắc địa bậc nhất Sài Gòn giờ lại trở thành một trong những “tội đồ” khiến bộ mặt thành phố trở nên xấu hơn với khối bê tông trơ cốt thép nằm giữa khu vực trung tâm của TP. HCM.
Tương tự, dự án Kenton Node từng được mệnh danh “thiên đường nhiệt đới” nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè, TP. HCM) cũng khiến khu nam đang phát triển như vũ bão bị một vết sẹo.
Sau khi điều chỉnh quy hoạch, Kenton Node có diện tích hơn 11 ha, là tổ hợp gồm căn hộ, khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm dịch vụ ăn uống giải trí, nhà hát và trường học, phòng khám quốc tế. Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2009 nhưng sau 10 năm vẫn chưa thể hoàn thành.
Năm 2017, chủ đầu tư là Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên công bố tái khởi động dự án nhưng từ giữa năm 2018, dự án lại một lần nữa nằm bất động giữa dòng xe cộ tấp nập trên con đường kết nối từ quận 7 xuống huyện Nhà Bè.
Đầu tháng 4 năm nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh sở giao dịch 2 thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên.
Tài sản thế chấp của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton Node. Giá trị khoản nợ bán của BIDV bao gồm toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh... lên hơn 4.153 tỷ đồng. Tuy nhiên đợt bán đấu giá này cũng chưa thành công.
Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, nhận định trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thị trường bất động sản đang trầm lắng thì việc bán đấu giá, phát mãi các dự án lớn quy mô hàng ngàn tỉ đồng sẽ rất khó. Những tổ chức, cá nhân có sẵn lượng tiền lớn để mua lại các dự án này là không nhiều. Đó là chưa kể nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc đến giá cả, vị trí, khả năng phát triển... có đáng để họ rót tiền mua lại hay không.
TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh: Trong tình hình hiện nay, có thể xem xét lại quy định về bán đấu giá khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo nợ xấu của VAMC. Thay vì mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá liền trước đó thì có thể cho phép giảm nhiều hơn. Bởi nếu không giảm giá mạnh thì sẽ khó thu hút nhà đầu tư tham gia và hàng chục ngàn tỉ đồng đã đầu tư trước đó vẫn nằm im bất động, quá lãng phí.
Trong bối cảnh “tấc đất tấc vàng” ở TP. HCM, các dự án kể trên ngoài việc chôn vùi hàng ngàn tỷ đồng nhiều năm qua còn làm ảnh hưởng đến bộ mặt của thành phố. Chẳng hạn tòa cao ốc Sài Gòn One Tower cũng từng bị lãnh đạo thành phố bêu tên là một trong những công trình làm xấu diện mạo đô thị.
Không chỉ 2 dự án đó, trên địa bàn TP. HCM còn nhiều khu đất trống bỏ hoang, tạo thành những vết rỗ trong bức tranh một thành phố hàng đầu về du lịch, kinh tế của đất nước. Có thể kể đến hàng loạt vị trí đắc địa vẫn im lìm nhiều năm qua.
Chẳng hạn khu đất tại số 117 - 119 Nguyễn Huệ (quận 1), diện tích lên đến 2.724 m2 được phê duyệt xây dựng dự án BIDV Tower cao 40 tầng do Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) làm chủ đầu tư, nhưng rồi bỏ đó.
Hay khu đất rộng 1,8 ha ở địa chỉ 1 bis - 1 kép Nguyễn Đình Chiểu (quận 1) từ năm 1996 được thành phố giao cho Công ty phát triển và dịch vụ nhà quận 1 (sau này là Công ty TNHH MTV phát triển nhà Bến Thành) đầu tư xây dựng kinh doanh khu nhà ở, văn phòng cho thuê. Sau gần 10 năm, khu đất bị thu hồi giao cho đơn vị khác thực hiện nhưng cũng tiếp tục bị bỏ dở đến nay...
Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, các dự án này phải chấp nhận thua lỗ, giảm mạnh giá bán để các nhà đầu tư mới tham gia đầu tư phát triển trở lại và nhanh chóng đưa vào sử dụng. Một dự án bỏ hoang hơn 10 năm thì không thể tính cả tiền lãi ngân hàng vào giá gốc hiện nay để bắt nhà đầu tư mới phải gánh chịu. Đó là chưa kể muốn phục hồi, chủ đầu tư phải thực hiện giám định lại về kết cấu, từ đó mới có quyết định tiếp tục xây dựng hay bỏ làm lại từ đầu...
Để giải quyết được các dự án bỏ hoang lâu năm, KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất nên đưa điều kiện về thời gian thực hiện trong các đợt bán đấu giá tiếp theo. Điều này để nhà đầu tư mới phải hoàn thành và đưa dự án vào sử dụng trong một thời gian nhất định, không thể treo dự án thêm cả chục năm nữa.
Đặc biệt hơn, chuyên gia này nhấn mạnh đối với các công trình bị bỏ hoang và đang xây dựng, TP.HCM nên rà soát để có giải pháp buộc chủ đầu tư phải làm vỏ bao bên ngoài để không làm mất mỹ quan thành phố.
Ngoài ra, TP. HCM cần phải rà soát lại, bao gồm cả những khu đất trống bỏ hoang nhiều năm và đưa ra chính sách tháo gỡ, khuyến khích chủ đầu tư đưa vào sử dụng dù là tối thiểu như làm bãi giữ xe. Điều này giúp không bỏ phí nguồn lực của xã hội và cũng giảm bớt những khu vực “xấu xí” trong lòng một đô thị lớn.
“Ở nhiều thành phố lớn như Paris, Rome hay New York..., những công trình đang xây dựng đều có vỏ bọc bên ngoài là những pa nô thể hiện hoàn chỉnh hình ảnh dự án sau khi hoàn thành. Công trường ngổn ngang vẫn được thực hiện nhưng không lộ diện ra trước mắt du khách hay người dân.
Ngược lại, ở TP. HCM các dự án đắp chiếu, công trình đang làm không được che chắn, không có vỏ bọc nên nhếch nhác và làm thành phố không còn chỉn chu trong mắt du khách”, KTS Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ thêm.
Nhiều nước có quy định các công trình ảnh hưởng mỹ quan chung hoặc để lâu không thực hiện cũng bị xử phạt. Bởi vậy TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung nên xem xét vấn đề này và buộc chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm, tránh làm xấu đi cả bộ mặt chung của thành phố. KTS Ngô Viết Nam Sơn |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.