Hàng không ứng phó với mùa dịch: Có nên áp giá sàn?

Đức Thọ - 27/08/2021 15:47 (GMT+7)

(VNF) - Trước tác động của dịch Covid-19, các hãng hàng không tại Việt Nam đang trải qua cuộc đua giảm giá vé chưa từng có trong lịch sử. Chính những chính sách giá vé 0 đồng, vé “siêu giảm giá” mùa dịch đã vô tình làm các hàng hàng không thêm cạn kiệt nguồn vốn.

VNF

"Khó chồng khó" vì kinh doanh dưới giá vốn

Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong cho biết: Chưa bao giờ thị trường hàng không trong nước lại chứng kiến mặt bằng giá vé máy bay rẻ như hiện nay. Hơn 1 năm qua, các hãng liên tục cuộc đua vé rẻ, bán thấp hơn giá thành, dẫn tới dù lượng vé bán ra tăng lên song doanh thu phục hồi chậm.

Cụ thể, khách đặt vé từ Hà Nội đi Đà Lạt dịp nghỉ lễ 30/4; 1/5 trên trang chủ Bamboo Airways chỉ 48.000 đồng cho chiều đi và chiều về là 69.000 đồng (chưa bao gồm thuế). Cùng thời điểm khảo sát, giá vé đi Đà Nẵng vào dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 của Vietnam Airlines là 109.000 đồng cho mỗi chiều; của Vietjet Air là 39.000 đồng cho mỗi chiều và của Bamboo Airways là 36.000 đồng cho mỗi chiều (chưa bao gồm thuế).

Giá vé giảm là hệ quả của nhiều nguyên nhân, trong đó, trước hết phải kể đến việc thị trường quốc tế đóng cửa, các hãng hàng không trong nước gần như phải dừng hoàn toàn các hoạt động khai thác quốc tế (vốn chiếm trung bình khoảng 60% năng lực khai thác) và dịch chuyển khai thác sang nội địa - vốn cũng suy giảm về nhu cầu, dẫn đến thực trạng dư thừa tải cung ứng tại Việt Nam. 

Hơn thế nữa, một số hãng vẫn tiếp tục đưa tàu bay vào khai thác, tăng thêm khoảng 10 tàu so với giai đoạn tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, tương ứng tăng khoảng 4-5% đội tàu bay của tất cả các hãng hàng không. Vì các lý do này, nguồn lực tàu bay của các hãng dư thừa trong giai đoạn vừa qua trung bình ở mức khoảng 40% số tàu (tính theo số giờ khai thác).

Cũng do dư thừa tải cung ứng quá lớn nên để có thể duy trì, giành thị phần, các hãng liên tục hạ giá bán xuống thấp để lấy dòng tiền khiến tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của tất cả các hãng hàng không tụt rất mạnh.

Đến quý I/2021, tính theo lợi nhuận gộp từ bán hàng, Vietnam Airlines vẫn lỗ khoảng 3.904 tỷ đồng và Vietjet cũng đối diện tình trạng tự. Trong báo cáo tài chính tháng 6/2021, chính Bamboo Airways lần đầu tiên thừa nhận mức lỗ 156 triệu USD (khoảng 3.588 tỷ đồng), con số này cao gấp 3 lần mức lỗ gộp cùng kỳ 2019. 

Ngoài sự suy giảm chung về nhu cầu đi lại của toàn thị trường, việc phần lớn các hãng hàng không “đại hạ giá” vé, thậm chí bán dưới giá thành đã khiến tình trạng thua lỗ thêm trầm trọng.

Bộ GTVT vào cuộc

Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), trong tháng 8/2021, tổ công tác của Bộ làm việc với các hãng hàng không Việt Nam về việc chấp hành các quy định pháp luật về Luật Cạnh tranh, Luật Giá đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa đang khẩn trương thu thập tài liệu và làm việc với các hãng bay trong nước theo đúng lộ trình đề ra.

“Mặc dù tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp nhưng chúng tôi vẫn sẽ cố gắng tổng hợp báo cáo kết quả làm việc với các hãng hàng không Việt Nam về Bộ GTVT trong quý III/2021”, một lãnh đạo Vụ Vận tải – Bộ GTVT cho biết.

Trước đó, vào giữa tháng 6/2021, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có Quyết định số 1118/QĐ – BGTVT về việc thành lập tổ công tác làm việc với các hãng hàng không Việt Nam về việc chấp hành các quy định pháp luật về Luật Cạnh tranh, Luật Giá đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa.

Mặc dù trong tiêu đề chỉ là “lập tổ công tác để làm việc” nhưng tại Quyết định số 1118, ngoài đại diện Cục Hàng không Việt Nam – cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các thành viên khác của đoàn làm việc theo Quyết định số 1118 còn đến từ Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương); Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính). Trong số này, Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng góp 2 thành viên là lãnh đạo Cục và lãnh đạo Phòng điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Được biết, Tổ công tác sẽ phải báo cáo kết quả làm việc về Bộ GTVT, trong đó làm rõ việc chấp hành các quy định pháp luật về Luật Cạnh tranh, Luật Giá đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa của các hãng hàng không Việt Nam; kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền về phương án xử lý các tồn tại, vướng mắc (nếu có).

Cần phải nói thêm rằng, trong Quyết định số 1118, Bộ GTVT không nói rõ lý do thành lập tổ công tác. Tuy nhiên, trong văn bản đề nghị các bộ, ngành cử cán bộ tham gia tổ công tác, Bộ GTVT cho biết việc lập tổ công tác là để thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về việc giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính làm việc với các hãng hàng không tại Việt Nam về việc chấp hành các quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Giá về giá bán vé máy bay.

Trên thực tế những nghi ngại về việc xuất hiện tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về Luật Cạnh tranh, Luật Giá đối với giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa đã xuất hiện từ khá lâu nhưng thực sự rõ nét hơn khi thị trường hàng không trong và ngoài nước phải gánh chịu những tác động bất lợi của dịch Covid-19 (từ tháng 1/2020 đến nay).

Nên chăng áp dụng hệ thống giá sàn vé máy bay?

Hiện hệ lụy dễ nhìn thấy của việc liên tục hạ giá bán xuống thấp để lấy dòng tiền chính là những con số thua lỗ khổng lồ trên các bản báo cáo tài chính của phần lớn các hãng hàng không trong nước.

Việc bán phá giá vé máy bay trong bối cảnh các hãng hàng không đang gặp áp lực lớn về tài chính hoàn toàn có thể gây ra sự sụt giảm doanh thu trầm trọng, tồi tệ hơn là lâm vào tình trạng phá sản khi doanh thu không bù đắp nổi chi phí hiện hữu.

Mặc dù Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không nhưng do dịch bệnh kéo dài và phức tạp, các hãng bay vẫn có xu hướng tiếp tục thua lỗ và cần sớm có thêm các giải pháp, đặc biệt là giải pháp liên quan đến doanh thu. 

Tại thời điểm tháng 4/2021, giá vé bình quân trên thị trường nội địa chỉ bằng 55% cùng kỳ năm 2019. Giá vé giảm có thể đến từ các chương trình kích thích tiêu dùng của các hãng trong bối cảnh dịch bệnh, hoặc cũng có thể đến từ tình trạng dư thừa nguồn cung, nhưng việc giá vé giảm quá mạnh cũng sẽ khiến bức tranh thị trường trở nên méo mó, gây mất cân đối giữa giá thành và giá bán.

TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định: “Trong ngắn hạn, người tiêu dùng có thể được lợi khi giá vé giảm, nhưng trong dài hạn, nếu diễn ra tình trạng độc quyền, dù chỉ ở một vài phân khúc, các doanh nghiệp sẽ phải tăng mạnh giá bán để bù đắp tổn thất và tới lúc đó, người tiêu dùng sẽ lại là người chịu thiệt”.

Mặt khác, việc giảm giá cũng tạo ra sự mất cân đối về phát triển giữa ngành hàng không và các ngành vận tải khác khi giá vé máy bay ở nhiều thời điểm còn rẻ hơn đường sắt và đường bộ trong khi thời gian đi lại chỉ mất 2 giờ so với 21-36 giờ cho chặng TP.HCM-Hà Nội. Thực trạng rất phi lý này đã làm biến dạng toàn bộ thị trường vận tải, ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích của hãng bay và lợi ích Nhà nước.

Bên cạnh đó, do các cơ quan quản lý chưa thiết lập hệ thống giá sàn đã giúp các hãng bay lao vào cuộc chiến “đại hạ giá cước”  đã ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển bền vững, lành mạnh của ngành hàng không Việt Nam khi không thể duy trì chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài. 

TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

“Thị trường hàng không nội địa đang rất cần có chính sách quản lý, điều tiết giá vé máy bay về tổng thể nhằm chấm dứt cuộc đua giảm giá vô tội vạ “vô tiền khoáng hậu” theo kiểu “tranh mua tranh bán”, giẫm đạp lên nhau tự làm yếu mình, làm méo mó thị trường, trái với lợi ích doanh nghiệp và quốc gia”, TS. Nguyễn Minh Phong đề xuất.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, bên cạnh nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp, đã đến lúc Chính phủ nên rà soát lại toàn bộ các quy định trong quản lý ngành để vừa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hãng hàng không tại Việt Nam, vừa đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thông qua chất lượng dịch vụ, bằng sản phẩm ưu việt nhằm mang đến khách hàng sản phẩm dịch vụ tốt nhất chứ không phải là hạ giá vé như hiện nay.

Đồng tình với quan điểm này, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, với vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng không, Chính phủ cần cân nhắc giao Bộ GTVT điều chỉnh việc phê duyệt mua tàu bay mới phù hợp với tình hình thị trường trong bối cảnh Covid-19 vẫn tiếp diễn như hiện nay, cũng như khả năng vận hành của các hãng và thực trạng hệ thống hạ tầng đường lăn, nhà ga, kho bãi, dịch vụ mặt đất... để đảm bảo ngành hàng không duy trì và phát triển bền vững.

Cùng chuyên mục
Hiện trạng 3 dự án bị thanh tra kết luận sai phạm tại Hà Nội

Hiện trạng 3 dự án bị thanh tra kết luận sai phạm tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ đã thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng đất từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở đối với 3 khu đất tại Hà Nội. Tại các địa chỉ này, có nơi đã thành chung cư cao tầng, nơi được quây tôn làm bãi rửa xe.

'Thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025'

'Thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025'

(VNF) - Theo ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường BĐS Hà Nội sẽ đi ngang đến hết năm 2025, có thể tăng nhẹ ở phân khúc đất nền và nhà ở vào đầu năm 2026.

Tuyến đường sắt bỏ hoang 15 năm: Tiếp tục bảo quản, không được di dời

Tuyến đường sắt bỏ hoang 15 năm: Tiếp tục bảo quản, không được di dời

(VNF) - Nhà ga đường sắt tại trung tâm thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) dù đã ngừng hoạt động hơn 15 năm vẫn chưa được di dời, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất đai.

Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank ?

Vietcombank, MB thêm lợi thế gì khi nhận CBBank và OceanBank ?

(VNF) - Việc nhận chuyển giao CBBank và OceanBank giúp Vietcombank và MB được một số quyền lợi như nhận được hạn mức tín dụng cao hơn, được nới giới hạn về cho vay và có thêm dư địa tăng trưởng.

Coteccons sẽ không trích lập dự phòng trong năm 2025

Coteccons sẽ không trích lập dự phòng trong năm 2025

(VNF) - Đó là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Coteccons (HoSE: CTD) chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) tổ chức hôm nay.

Taobao đổ bộ với giá rẻ, doanh nghiệp Việt Nam lo sợ

Taobao đổ bộ với giá rẻ, doanh nghiệp Việt Nam lo sợ

(VNF) - Theo PGS TS. Phan Đăng Tuất, Chủ tịch VASI, cần xây dựng một lộ trình khả dĩ nhất để chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có thời gian để “vào” được doanh nghiệp, để hàng hóa có cơ hội mà doanh nghiệp vẫn thỏa mãn tiêu chí số và xanh.

30 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD: Hiện thực hóa những kỳ vọng với FTA

30 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD: Hiện thực hóa những kỳ vọng với FTA

(VNF) - Qua 9 tháng, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, nhiều ngành đã phục hồi, kỳ vọng những lợi thế FTA sẽ là đòn bẩy xuất nhập khẩu những tháng cuối năm.

Tài không đợi tuổi: CEO 12 tuổi mở công ty búp bê kiếm trăm nghìn USD/năm

Tài không đợi tuổi: CEO 12 tuổi mở công ty búp bê kiếm trăm nghìn USD/năm

(VNF) - Sinh ra từ giấc mơ của một bé gái 6 tuổi, Beautiful Curly Me đang ngày một thành công trong lĩnh vực sản xuất búp bê tóc xoăn với sự dẫn dắt của CEO 12 tuổi Zoe Oli.

Ủy ban Kinh tế nói về đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Ủy ban Kinh tế nói về đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

(VNF) - Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất bổ sung vốn nhà nước cho Vietcombank nhưng đề nghị đánh giá về hiệu quả việc đầu tư vốn nhà nước và ảnh hưởng của việc đầu tư này đến ngân sách nhà nước.

19 'ông lớn' doanh nghiệp Nhà nước lãi khủng, vượt kế hoạch

19 'ông lớn' doanh nghiệp Nhà nước lãi khủng, vượt kế hoạch

(VNF) - 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước ước đạt 50.360 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch năm.